NFT là gì?
NFT là viết tắt của non-fungible token, có nghĩa là token không thể thay thế. Đây là một chứng nhận kỹ thuật số về quyền sở hữu một tài sản nào đó như đồ sưu tầm, tác phẩm nghệ thuật… được lưu lại trong một blockchain.
Để mình cắt nghĩa của nó:
- “Fungible”: là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ một hàng hóa hoặc tài sản có thể được trao đổi lấy một hàng hóa hoặc tài sản khác giống hệt với nó. Ví dụ: Một tờ tiền đô la có thể dễ dàng được hoán đổi cho một tờ đô la khác có cùng giá trị.
- “Non-Fungible”: đây là thứ không thể thay thế, không thể hoán đổi cho bất cứ thứ nào giống với nó. Ví dụ như một mảnh đất không thể thay được, bởi vì kiếm một mảnh đất khác có cùng các đặc điểm giống hệt nó sẽ rất khó. Đặc biệt là nghệ thuật, rất khó có thể hoán đổi nghệ thuật. Vì thế, thuật ngữ NFT đã xuất hiện.
=> NFT thể hiện quyền sở hữu độc quyền đối với một tài sản kỹ thuật số ĐỘC NHẤT trên thế giới.
NFT hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số với âm nhạc, nghệ thuật, tranh ảnh. NFT đã trở thành cơn sốt khi thời gian gần đây, có nhiều tác phẩm nghệ thuật số được bán với giá hàng triệu USD. Nhiều người nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng đua nhau tham gia vào thị trường này.
Đặc điểm của NFT là gì?
Công nghệ blockchain, một cuộc cách mạng đã đưa sản phẩm kỹ thuật số lên một tầm cao mới, và NFT (Non-Fungible Token) chính là hình mẫu hoàn hảo của sự đổi mới này. Trong thế giới NFT, không chỉ là vật phẩm trở nên quý hiếm, mà còn được chuyển nhượng một cách công khai và xác thực quyền sở hữu. Điều này mang đến những thuộc tính đặc sắc độc đáo:
Tính độc nhất
Mỗi NFT là một tác phẩm độc nhất vô nhị. Thậm chí khi có nhiều bản sao, chúng vẫn mang ID riêng biệt, tách biệt và không lẫn lộn với bản gốc.
Tính vĩnh cửu
Sự tồn tại của NFT là mãi mãi, cùng với thông tin được lưu trữ bên trong token, bao gồm cả tin nhắn, hình ảnh, âm thanh và dữ liệu khác.
Có thể kiểm chứng
NFT không chỉ là hình ảnh hay đoạn mã, chúng là những dòng code chắc chắn được lập trình trên blockchain. Điều này giúp xác định và kiểm chứng nguồn gốc của tác phẩm mọi lúc, bất kể số lần chuyển nhượng.
Không cần cấp phép (permissionless)
Nếu NFT được tạo trên một blockchain mở, chúng có thể được truy cập mà không cần sự cho phép, mở ra khả năng tiếp cận tất cả mọi người một cách tự do.
Tính sở hữu
Người sở hữu NFT sở hữu tuyệt đối quyền lực. Họ có thể quyết định mọi thứ về NFT của mình, từ việc mua bán, stake, đến việc tham gia farm, tất cả đều nằm trong tay họ.
Khám phá thêm về thế giới số hóa kỳ diệu này và tận hưởng trải nghiệm sở hữu tối đa với NFT!
Một vài ví dụ về NFT nổi bật nhất
NFT là một tài sản kỹ thuật số và có những sàn để mọi người mua, bán NFT. Một trong những yếu đó khiến NFT trở nên phổ biến, đó là nhờ vào những thương vụ mua bán NFT siêu độc đáo và có giá trị tới cả hàng chục triệu đô la, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Ví dụ:
– Người sáng lập Twitter – tỷ phú Jack Dorsey đã đấu giá dòng Tweet đầu tiên của ông ấy dưới dạng NFT. Dòng Tweet này được Justin Sun (người sáng lập nền tảng TRON) đấu giá 2,5 triệu đô, nhưng cuối cùng chủ sở hữu hiện tại của nó là doanh nhân Sina Estavi, người Malaysia và mức giá cuối cùng là 2,9 triệu đô.
– Hay bạn nghĩ gì về Gucci Ghost (Con ma Gucci) đã được bán với giá 3600 đô, và hiện đang được rao bán lại với giá 16500 đô la?
– Bất ngờ hơn, khi một bức ảnh ghép các tác phẩm của Beeple đã được bán với giá 66 triệu đô, và hiện đang là tài sản NFT có gì trị nhất hiện nay?
– Gần đây, một bức tranh của cậu bé người Việt Nam – Xèo Chu, mang tên “Hoa mai may mắn” đã trở thành tác phẩm đấu giá thành công cao nhất đến từ Việt Nam trên sàn NFT. Ban đầu, nó có giá khởi điểm là 5.000 USD (hơn 113 triệu đồng), nhưng chỉ sau 24 giờ đấu giá đã được bán với giá 22.899 USD (khoảng 527 triệu đồng).
NFT được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Nhờ những tính chất đặc biệt trên mà NFT được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực, nổi bật là các lĩnh vực sau đây:
- Nghệ thuật: đây là lĩnh vực được ứng dụng NFT rộng rãi nhất, bạn có thể thấy xuất hiện rất nhiều NFT liên quan đến hội họa, đồ họa…
- Game: NFT có thể được sử dụng để đại diện cho các tài sản trong trò chơi, ví dụ như đất đai, nhà cửa, được kiểm soát bởi người chơi chứ không phải nhà phát triển game. Và người chơi có thể thoải mái giao dịch trên thị trường, không chịu sự quản lý của ai.
- Metaverse: các thế giới ảo như Decentraland, Sandbox và Somnium Space sẽ cho phép mọi người tạo các phòng trưng bày để giới thiệu nghệ thuật NFT, hoặc tạo các vật phẩm NFT trong trò chơi và rao bán. Ví dụ, có 1 lô đất ảo trên Decentraland đã được bán với giá 913228,20 USD, hoặc Philip Colbert đã mở 1 triển lãm nghệ thuật NFT cũng trong nền tảng này.
- Âm nhạc: rất nhiều nhạc sĩ đã tạo ra những tác phẩm âm nhạc và bán nó dưới dạng NFT, ví dụ như rapper Eminem, Lil Pump, ban nhạc rock Kings of Leon, 3LAU...
- Phim ảnh: nhiều nhà sản xuất phim cũng đã phát hành bộ phim dưới dạng NFT như: Spectre of the Shoah, Quentin Tarantino, Triumph, hay các tác phẩm nghệ thuật NFT của bộ phim Godzilla vs. Kong…
- Mục đích khác: meme NFT (Doge, Charlie Bit My Finger, Nyan Cat, Disaster Girl…), bằng sáng chế NFT, vé của sự kiện nào đó, một bài luận, hoặc thậm chí là một dòng tweet…
NFT chạy trên các blockchain nào?
Ethereum là blockchain đầu tiên hỗ trợ NFT với tiêu chuẩn ERC-721 và hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của NFT, nên nhiều blockchain khác cũng đã thêm chức năng hỗ trợ NFT. Ví dụ:
-
Bitcoin Cash: hỗ trợ NFT và cung cấp năng lượng cho thị trường Juungle NFT.
-
Cardano: cung cấp các token cho phép tạo NFT mà không cần Smart Contract vào 3/2021.Thị trường Cardano NFT bao gồm CNFT và Theos.
-
FLOW: blockchain FLOW sử dụng mô hình poS để hỗ trợ hỗ trợ NFT.
-
GoChain: một blockchain tự cho mình là ‘thân thiện với môi trường’, cũng hỗ trợ NFT.Solana: – Blockchain của Solana cũng đang hỗ trợ các token không thể thay thế NFT.
-
Tezos: là một mạng lưới blockchain hoạt động dựa trên poS và hỗ trợ việc bán nghệ thuật NFT.
Mua NFT làm gì, tại sao nó đắt như vậy?
Có thể khi tìm hiểu về NFT là gì, bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao người ta lại đi mua NFT. Thực ra, NFT có thể được coi là “thú vui của người có tiền”, và người ta chấp nhận những cái giá đắt đỏ để mua chúng chỉ bởi 2 lý do:
- Sự khan hiếm
NFT chỉ có thể có một chủ sở hữu, nên chúng tạo ra cảm giác khan hiếm và tự hào khi được sở hữu chúng. Nó giống như viêc bạn tìm thấy một đôi giày thể thao bạn thích mua và trang web cho bạn biết rằng chỉ còn duy nhất một đôi. Và chính sự khan hiếm này sẽ càng khuyến khích người ta mua hơn, ngay cả khi xét về mặt giá trị, nó chưa hẳn được định giá đúng.
- Tạo ra thu thập
Mặc dù không có giá trị thực sự nào ngoài những gì thị trường quy định cho chúng, nhưng giá của nó có thể lên xuống tùy người bán và người chấp nhận mua, nên đây cũng là một cơ hội có thể kiếm lời.
Tuy nhiên, không giống như thị trường khác, NFT thường chỉ là kênh kiếm thu nhập của những nghệ sĩ, trao cho họ nhiều quyền tự chủ hơn vì họ không còn phải phụ thuộc vào các phòng trưng bày để bán tác phẩm của họ. Còn bạn là người thông thường, việc mua đi bán lại NFT để kinh doanh là không khả thi chút nào.
Bạn có nên mua NFT không?
Sau khi tìm hiểu NFT là gì, chắc hẳn bạn sẽ thấy tính độc đáo của nó, và việc mua nó cũng không hề khó khăn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên mua nó. Bởi vì:
Trừ khi bạn dư dả tiền, thích sưu tập hoặc ngưỡng mộ tác phẩm của ai đó, bạn hãy mua NFT. Còn tốt nhất là không nên mua, vì nó không phải là một khoản đầu tư.
NFT rất rủi ro, vì không chắc bạn có thể bán lại được chúng hay không, và cũng không có cái gì làm cơ sở để có thể định giá chính xác nó.
Giá trị của NFT hoàn toàn phụ thuộc vào người khác sẵn sàng trả bao nhiêu cho nó. Cho dù nó có được tạo ra kỳ công thế nào, nhưng không có ai kiểm chứng. Điều đó có nghĩa, sẽ có trường hợp bạn phải bán một NFT với giá rẻ, hoặc thậm chí là không bán được nếu như không ai có nhu cầu.
Các NFT coin tiềm năng nhất 2023
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn đầu tư vào NFT, thì bạn có thể mua những đồng coin có hỗ trợ NFT hiện nay. Bởi vì NFT đang xu hướng, nên các NFT coin sẽ rất có tiềm năng để tăng giá trong tương lai.
Dưới đây là những đồng NFT coin tốt nhất để bạn tham khảo:
Mua bán NFT ở sàn nào uy tín?
Nếu bạn muốn bắt đầu sưu tập NFT của riêng mình, bạn sẽ cần phải một ví kỹ thuật số cho phép bạn lưu trữ NFT và tiền điện tử. Bạn có thể sẽ cần một số đồng tiền điện tử, như Ether, hoặc bất cứ tiền tệ nào mà chỗ bán NFT của bạn chấp nhận. Bạn có thể mua tiền điện tử từ các sàn uy tín, sau đó bạn sẽ có thể chuyển nó từ sàn giao dịch sang ví bạn chọn.
Có khá nhiều website, sàn giao dịch về NFT để bạn mua sắm. Dưới đây là một số sàn NFT nổi tiếng nhất:
NFT có phải tiền điện tử không?
Mặc dù NFT thường chạy trên blockchain, và thường được mua và bán bằng tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum, nhưng bản thân chúng không phải là tiền điện tử. Giống như đô la và các loại tiền tệ khác, tiền điện tử có thể thay thế được. Nhưng NFT là duy nhất, chúng không có giá trị tương đương nào khác ngoài những gì thị trường sẵn sàng trả cho nó.
Thứ duy nhất bạn nhận được, là quyền sở hữu NFT đó, tính từ thời điểm bạn bắt đầu mua.
TÓM LẠI
-
NFT là một chứng nhận quyền sở hữu của một tài sản kỹ thuật số, tồn tại trên một blockchain.
-
NFT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hội họa, phim ảnh, âm nhạc, game, metaverse…
-
Có rất nhiều tác phẩm NFT độc đáo, đã được chào bán với giá lên tới hàng chục triệu đô la.
-
NFT giúp cho những người sáng tạo nghệ thuật có thể dễ dàng đưa tác phẩm của mình tiếp cận nhiều người hơn.
-
NFT có thể được mua bằng tiền điện tử, đôi khi có thể được mua bằng tiền fiat, và giao dịch ở những sàn chuyên về NFT.
-
NFT là thú vui cho giới siêu giàu, nên chỉ những ai có điều kiện mới nên mua NFT để làm phong phú bộ sưu tập của mình.
-
Bạn có thể đầu tư vào một số đồng coin NFT như: Decentraland, The Sandbox, Axie Infinity, Chiliz, Gala…