Crypto là gì? Kiến thức crypto nhập môn A – Z cho người mới

 

Bạn là một người mới bắt đầu tham gia vào thị trường crypto, và bạn thắc mắc: crypto là gì, nó hoạt động thế nào, nên đầu tư crypto ra sao? Vậy thì hãy đọc kỹ bài viết dưới đây, vì dautu.io sẽ giúp bạn phổ cập những kiến thức crypto căn bản nhất, nhưng đảm bảo bạn có biết thêm nhiều điều về thị trường crypto đầy thú vị này.

Crypto là gì?

Crypto là viết tắt của từ: “cryptocurrency”. Đây là từ ghép của 2 từ “cryptography” (mã hóa) và “currency” (tiền tệ). Vì vậy, Crypto có thể được hiểu là tiền tệ được mã hóa, hay còn gọi là tiền tệ kỹ thuật số.

Ngoài ra, crypto cũng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhu: coin, tiền điện tử, tiền ảo

*** Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ dùng luân phiên Crypto, tiền điện tử, coin… cho nhau, bởi chúng có chung một ý nghĩa ***

Crypto được ra đời từ khi nào?

Crypto đầu tiên được ra đời là Bitcoin vào năm 2009. Bitcoin được tạo ra bởi một người bí ẩn, không ai biết là ai, ngoài cái tên duy nhất là Satoshi Nakamoto.

♣ Kể từ khi Bitcoin ra đời, đã có hơn 14.000 loại crypto khác nhau đã được tạo ra. Một số là bản sao của Bitcoin (fork Bitcoin) với các tính năng được bổ sung hoặc thay đổi.

♣ Các loại tiền điện tử khác không phải là Bitcoin, được gọi là “altcoin“. Một trong những altcoin đầu tiên là Litecoin ra đời vào năm 2011.

♣ Nhiều altcoin đầu tiên được tạo ra bằng cách thực hiện cái gọi là “hard fork “. Về cơ bản, đây là nơi một blockchain mới được tạo ra, bằng cách chia blockchain ban đầu thành hai. Nhiều người cho rằng việc này sẽ xâm phạm tính bảo mật của một blockchain, nhưng dù vậy nó lại có điểm tích cực là có thể cải thiện khả năng mở rộng và tăng tốc độ xử lý.

Bitcoin Cash là hard fork nổi tiếng nhất, được tạo từ blockchain của Bitcoin.

Tác dụng của Crypto là gì?

Nhắc đến các đồng coin – crypro, thì chắc hẳn các bạn nghĩ ngay rằng đây là một hàng để đầu tư, đầu cơ sinh lời.

Tác dụng của Crypto là gì?
Tác dụng của Crypto là gì?

Những nếu muốn thực sự hiểu crypto là gì, bạn phải nắm được triết lý đằng sau nó.

Tiền điện tử (crypto) được sinh ra để trở thành một giải pháp thay thế, không chỉ là cho tiền tệ truyền thống, mà còn thay thế được cả hệ thống ngân hàng.

Bởi vì, tiền điện tử sẽ loại những người trung gian , các bên thứ ba, khiến mọi người giao dịch trở lên dễ dàng, nhanh chóng, không bị phụ thuộc, và vẫn đảm bảo được tính an toàn và bảo mật.

Ví dụ: Bạn muốn thanh toán một khoản tiền cho một người thân qua tài khoản ngân hàng. Để làm được điều này, cả 2 người sẽ cần phải tạo 2 tài khoản ngân hàng. Sau đó tiền sẽ được luân chuyển từ tài khoản người gửi sang tài khoản của ngân hàng người gửi, rồi từ ngân hàng gửi sang ngân hàng nhận, sau đó lại từ ngân hàng nhận sang tài khoản người nhận.

Lúc đó, sẽ mất rất nhiều công đoạn và chi phí giao dịch.

Nếu bạn giao dịch, chuyển tiền quốc tế, nó càng phức tạp và tốn thời gian nữa.

=> Tiền tiện tử có thể trực tiếp loại bỏ những khâu trung gian. Khi giao dịch, tiền sẽ từ tài khoản người gửi đến thẳng người nhận, không cần bất cứ một tổ chức nào ở giữa, bất kể quốc gia, lãnh thổ.

Trong hầu hết các trường hợp, crypto không có ngân hàng trung ương . Thường không có ai đó kiểm soát cách sử dụng crypto hoặc cách các đồng tiền mới được tạo ra.

Crypto hoạt động như thế nào?

Hầu hết tất cả các loại crypto đều sử dụng “blockchain”.

Blockchain là một khái niệm khác do Nakamoto tạo ra và đang được áp dụng hàng loạt. Nếu bạn muốn tìm hiểu cryto là gì, thì phải biết những điều cơ bản về blockchain.

Đọc thêm tại: Blockchain là gì?

Tuy đều sử dụng blockchain, nhưng không phải crypto nào cũng hoạt động giống nhau. Khác biệt lớn nhất của chúng là thuật toàn, gồm có: Bằng chứng công việc (PoW) hoặc Bằng chứng cổ phần (PoS).

Các thuật toàn này là gì? Chúng là những thuật toán dùng để xác thực giao dịch trên các blockchain.

  • Bằng chứng công việc (Proof of Work – PoW): thuật toán đầu tiên của tiền điện tử, và chạy trên blockchain của Bitcoin. Điều quan nhất của PoW là các block cần được “khai thác”, hay gọi thân thiện hơn là “đào coin”.

  • Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake – PoS): xuất hiện sau PoW và được sử dụng nhiều thứ hai. Nó dựa trên số tiền điện tử bạn có. Bạn càng có nhiều tiền, cổ phần bạn càng lớn, bạn càng có thể xác thực nhiều hơn.

Ngoài 2 thuật toán phổ biến trên, thì theo thời gian, các nhà phát triển đã nhận thấy nhiều hạn chế từ cả 2, nên đã nghĩ ra nhiều cách để khắc phục chúng, ví dụ:

◊ Một biến thể thú vị của bằng chứng cổ phần là bằng chứng cổ phần ủy quyền (DPoS) được sử dụng bởi EOS.

◊ Hoặc Solana sử dụng kết hợp PoS và một cơ chế mới: bằng chứng lịch sử – Proof-of-History (PoH).

Lưu ý, một số loại crypto thậm chí không sử dụng công nghệ blockchain.

Có nhiều crypto có blockchain của riêng nó, và chúng được gọi là coin nền tảng. Sau đó, nhiều đồng tiền điện tử ra đời và xây dựng trên blockchain của chúng. Ví dụ: ETH, TRON, SOL, DOT…

Mỗi loại crypto lại có đặc điểm khác nhau

Nhắc tên crypto là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu mục đích chính của chúng là có thể thay thế tiền tệ truyền thống, thay thế các ngân hàng/trung gian trong tương lai.

Dưới góc độc các nhà đầu tư, chúng là một tài sản có để đầu tư sinh lời.

Tuy nhiên, mỗi loại crypto lại có những tính năng, đặc điểm khác nhau. Và chính điều này sẽ quyết định chúng sẽ được định vị ra sao trên thị trường tiền điện tử.

♦ Bitcoin: Mục tiêu đơn giản nhất là trở thành một kho lưu trữ giá trị, hoặc có thể thay thế được tiền tệ truyền thống.

♦ Ethereum: là tiền điện tử đầu tiên mang lại nhiều tiện ích hơn. Và một trong những điều sáng tạo nhất của nó chính là hợp đồng thông minh.

Kể từ đó, nhiều loại crypto khác cũng đang cạnh tranh trong lĩnh vực này, và còn sáng tạo hơn nữa, đem đến những tiềm năng lớn để thay đổi nhiều ngành công nghiệp, ví dụ: Solana, Polkadot, Avalanche, Polygon…

Một số loại coin còn lại, chúng có thể xếp vào những nhóm như sau:

  • Utility Tokens: Đây là những loại tiền điện tử cung cấp thứ gì đó nếu bạn sử dụng chúng. Ví dụ Binance Coin (BNB) sẽ chiết khấu phí giao dịch trên sàn Binance.

  • Stable coin: tiền điện tử được gắn với một loại tiền fiat cụ thể, nhẳm ổn định nhất có thể, giảm thiểu sự biến động thường liên quan đến tiền điện tử. Stablecoin nổi bật nhất hiện nay là: Tether, USD coin…

  • Privacy Coins: đây là những đồng crypto bảo mật rất lớn, ẩn danh, không thể biết được thông tin người sở hữu, giao dịch. Một số đồng tiền thuộc nhóm này là: Dash, Zcash and Monero.

Ngoài ra, còn một số cách phân loại coin chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo tại: 5 cách phân loại coin thành từng nhóm.

Đầu tư vào crypto có an toàn không?

Chưa bao giờ có vụ hack tiền điện tử. Đây là một sự thật.

Những vụ hack đã xảy ra trong hầu hết các trường hợp là crypto của họ bị đánh cắp trong một cuộc tấn công vào một sàn giao dịch tiền điện tử nào đó, chứ không phải là do chính bản thân đồng tiền đó.

Rủi ro lớn nhất khi đầu tư vào crypto là chúng rất dễ mất giá trị. Nhưng nên biết rằng: nếu không có rủi ro, thì sẽ không có lợi nhuận.

Đầu tư vào crypto hiện nay, cốt lõi là mua thấp bán cao. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu, cần phải biết cách mua theo xu hướng. Có nghĩa là mua với giá thấp và biết chắc rằng giá sẽ tăng.

Crypto có lừa đảo không?

Thật không may, vẫn tồn tại nhiều gian lận mà người chơi mới tìm hiểu crypto là gì cần phải lưu ý. Như mình đã nói, hầu hết không có ai quản lý tiền điện tử hoạt động và vận hành ra sao. Ngay cả ở một số quốc gia có nền công nghệ phát triển nhất, quy định về crypto vẫn đang tụt hậu so với tốc độ mà nó đang phát triển.

Crypto có lừa đảo không?
Crypto có lừa đảo không?

Điều này đồng nghĩa với việc vẫn còn rất nhiều trò lừa đảo ngoài mà bạn cần phải cảnh giác. Nhưng nhiều nhất trong số đó chính là hình thức lừa đảo dưới cái mác ICO (chào bán tiền điện tử lần đầu).

Một số đồng scamcoin, trước thời điểm ICO thường tung hô phóng đại quá mức, sau đó lại lên kế hoạch bơm, thổi giá lên cao, khiến nhiều nhà đầu tư lao vào mua, sau đó họ bán ra số lượng lớn đồng coin đó để thu lợi nhuận, rồi giá tụt dốc không phanh, không thể tìm thấy thời điểm phục hồi.

Một trong những vụ lừa đảo crypto điển hình là OneCoin. Đội ngũ đằng sau OneCoin đã lừa đảo để thu được hơn 4 tỷ euro. Họ đã hứa về việc tạo ra một loại tiền điện tử, nhưng họ đã không bao giờ thực hiện. Cuối cùng, một trong những người sáng lập đã bị bắt tại Hoa Kỳ.

=> Chính vì vậy, nếu bạn là người mới và đang chập chững bước thị trường này. Đừng FOMO lao vào những đồng coin mới ra mắt, coin rác với mong muốn lợi nhuận tăng cao. Hãy tìm hiểu thật kỹ về dự án, và chỉ ưu tiên lựa chọn mua những đồng coin top đầu thôi nhé.

Top những crypto hàng đầu hiện nay

Nên mua crypto nào? Như mình đã nói ở trên, hãy tìm đến những dự án tiền điện tử uy tín, vốn hóa lớn trên thị trường là an toàn nhất. Danh sách dành cho bạn:

bitcoinBitcoin $ 20,758.562.63%
ethereumEthereum $ 1,524.313.84%
solanaSolana $ 21.168.16%
cardanoCardano $ 0.3305465.97%
terra-lunaTerra Luna Classic $ 0.0001638.13%
avalanche-2Avalanche $ 15.857.86%
polkadotPolkadot $ 5.745.17%
uniswapUniswap $ 6.125.16%
tronTRON $ 0.0593614.77%
stellarStellar $ 0.0832455.42%
chainlinkChainlink $ 6.418%
nearNEAR Protocol $ 2.056.39%
matic-networkPolygon $ 0.9447566.19%

Sau đó, bạn có thể đọc thêm những bài viết sau để biết cách lựa chọn và đầu tư crypto như thế nào cho hiệu quả:

  • Đầu tư coin như thế nào?
  • Top 10 đồng tiền ảo nên đầu tư nhất 2022

Một số thuật ngữ crypto cần biết

Đã đến lúc bạn tham gia vào thị trường crypto rồi. Tuy nhiên trong thị trường này sẽ có rất nhiều thuật ngữ sẽ khiến bạn “tung hỏa mùa”. Để mình gợi ý cho bạn một số thuật ngữ crypto phổ biến nhất hiện nay nhé.

♠ Phi tập trung: network của crypto đó không có trung tâm tại một điểm nào cả, mà được trải rộng trên hàng loạt người dùng.

♠ Defi: Tài chính phi tập trung.

♠ Cefi: Tài chính tập trung.

♠ DEX: sàn giao dịch phi tập trung (không có trung gian ở giữa).

♠ Smart Contract: hay là hợp đồng thông minh, là một hợp đồng điện tử, hoạt động trên blockchain.

♠ Dapps: Là các ứng dụng phi tập trung được chạy trên blockchain.

♠ Token: Những coin hoạt động trên nền tảng của crypto khác, thì được gọi là token.

♠ NFT: token không thể thay thế, là quyền sở hữu của một tài sản duy nhất trên blockchain.

♠ Burn coin (đốt coin): cho một lượng tiền điện tử biến mất vĩnh viễn, để giảm nguồn cung, tăng giá trị.

♠ White paper: Tài liệu cho bạn biết đồng coin đó được tạo ra như thế nào, và nó sẽ hoạt động ra sao.

♠ DAO: tổ chức tự trị phi tập trung,  bao gồm các nhà phát triển và cổ đông bỏ phiếu về cách blockchain sẽ phát triển.

♠ Phí Gas: Phí xác thực giao dịch.

♠ Hệ sinh thái: một hệ thống gồm nhiều sản phẩm, dự án kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain.

♠ Node (Nút): Một máy tính hoạt động trên mạng blockchain và giúp nó luôn phi tập trung.

♠ Airdrop: Chiến dịch phân phát tiền điện tử cho một nhóm người khi họ thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

♠ Coin meme: là coin tạo ra từ các trò đùa, trào lưu trên mạng, và thường không có tiện ích nào.

♠ ATH – All Time High: mức giá cao nhất mà đồng crypto đã đạt được.

♠ ATL – All Time Low: mức giá thấp nhất mà đồng crypto đã đạt được.

♠ Automated Market Maker (AMM): tạo thanh khoản tự động ở các sàn giao dịch phi tập trung.

♠ Ví lạnh (cool wallet): ví được bảo mật tuyệt đối, ngắt kết nối mạng lưu trữ riêng để không ai có thể hack được, ngược lại

♠ Ví nóng (hot wallet): là ví được kết nối mạng để đáp ứng nhu cầu giao dich.

♠ Max Supply: Nguồn cung tối đa của một loại tiền điện tử (ví dụ Bitcoin là 21 triệu).

♠ Total Supply: Tổng số lượng coin đã được tạo, cho dù nó có lưu hành hay đã bị đốt.

♠ Circulating Supply: Nguồn cung hiện tại, chỉ số coin đang có trong thị trường.

♠ Staking: khóa một lượng crypto trong block ể đảm bảo việc vận hành Blockchain, và sẽ nhận lại phần thưởng. Đây là cách khai thác của tiền điện tử sử dụng POS.

♠ ROI: Tỷ lệ lợi nhuận so với giá cả ban đầu khi mở bán của tiền điện tử đó.

♠ Pump and dump: lái giá coin, ban đẩu pump (đẩy) giá coin lên cao, sau đó dump (bán tháo).

♠ Fly To the moon: Ý chỉ một đồng tiền điện tử sẽ tăng giá theo cấp số nhân.

♠ Rekt: Ý chỉ thua lỗ nặng, ngụ ý rằng người dùng đã mất rất nhiều tiền cho crypto.

♠ FOMO: sợ bỏ lỡ, đua mua theo vì sợ lỡ mất cơ hội.

♠ FUD: sợ hãi, nghi ngờ, không dám mua vào hoặc không dám giữ coin lâu hơn.

♠ Sats: Đơn vị của Bitcoin, 1 Sat bằng 0,00000001 bitcoin.

♠ Bagholders: người còn sót lại sao đợt bán tháo. Họ giữ crypto để bán với giá cao hơn, nhưng thị trường lại giảm giá. Ý chỉ những người “ôm bom”, tội nghiệp.

♠ Fading: Những người thích đi ngược lại xu hướng của thị trường.

Những điều cần nhớ:

  • Crypto là gì? Crypto là tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa, hay còn gọi là coin hoặc tiền ảo.

  • Crypto hoạt động phi tập trung, không cần trung gian bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.

  • Có nhiều loại crypto khác nhau. Chúng sở hữu vài trò, chức năng, không hệ cũng khác nhau.

  • Bitcoin là đồng crypto đầu tiên ra đời, và cũng là crypto số 1 hiện nay.

  • Hiện tại, có hơn 14.000 loại crypto trên thị trường, tuy nhiên nếu là người mới thì bạn chỉ nên đầu tư vào những đồng crypto top đầu.

Vây là mình đã chia sẻ cho bạn một số thông tin căn bản về crypto là gì rồi đó. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có được những kiến thức hữu ích để có thể tự tin tham gia và tìm hiểu về thị trường crypto đầy tiềm năng và thú vị này. Nếu còn có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới bài viết nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.

Thông tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *