Smart Contract là gì? Các đồng tiền điện tử hỗ trợ Smart Contracts tốt nhất hiện nay

Smart contract là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về tiền điện tử, đặc biệt là Ethereum hoặc bất cứ đối thủ nào của nó, thì bạn sẽ nhìn thấy thuật ngữ “smart contracts” hay có nghĩa là “hợp đồng thông minh” rất nhiều lần. Bất ngờ hơn, Smart Contract còn có tuổi đời lâu hơn cả tiền điện tử, khi nó đã được tạo ra từ những năm 1994 bởi một nhà khoa học máy tính có tên Nick Szabo.

Vậy Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì? Nó hoạt động ra sao, ứng dụng trong thị trường tiền điện tử như thế nào? Hãy cùng dautu.io đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.

Hợp đồng thông minh – Smart Contract là gì?

Smart Contract được phát minh khi nào?

Trước khi tìm hiểu kỹ Smart Contract là gì, thì trước tiên hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu xem ai đã phát minh ra nó nhé.

Năm 1994, Nick Szabo (một nhà khoa học và cũng là một cryptographer) đã nảy ra ý tưởng có thể ghi lại các hợp đồng dưới dạng code máy tính. Hợp đồng này sẽ được kích hoạt tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định, không cần tới một trung gian từ bên thứ 3 nữa.

Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản – bởi vì các hợp đồng sẽ tự thực hiện giao dịch trên một network đáng tin cậy, được kiểm soát hoàn toàn bằng máy tính. Chính vì vậy sự can thiệp của bên thứ 3 là không cần thiết.

Một ý tưởng tuyệt vời, phải không?

Szabo đã nghiên cứu ý tưởng này trong nhiều năm, thậm chí ông đã viết một cuốn sách có tên “Smart Contracts: Building Blocks for Digital Free Markets”. Nhưng vấn đề là vào năm 1994, công nghệ blockchain không tồn tại.

Nhưng hiện tại đã khác

Năm 2009, Bitcoin lần đầu tiên giới thiệu công nghệ blockchain. Và vào năm 2015, Ethereum được thành lập và nó đã giới thiệu các smart contract chạy trên blockchain của nó, mở ra một “kỷ nguyên mới cho công nghệ smart contract hoạt động”.

Smart contract là gì?

Mình không chỉ muốn bạn hiểu về Smart Contract là gì, mà còn muốn bạn dễ dàng nhớ được nó. Vì vậy, mình đã cố gắng tránh những thuật ngữ lập trình phức tạp nhất có thể.

Smart Contract, hay còn gọi là hợp đồng thông minh, là một loại hợp đồng giống những hợp đồng thông thường (có thỏa thuận giữa các bên), nhưng khác ở chỗ chúng hoàn toàn kỹ thuật số và tự động hoàn toàn, nhờ vào công nghệ blockchain.

Hãy ghi nhớ 3 điểm chính về Smart Contracts:

  • Thứ 1: Smart Contract là một thỏa thuận giữa hai người dưới dạng code máy tính. Chúng chạy trên blockchain, vì vậy chúng được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu công khaikhông thể thay đổi.
  • Thứ 2: Các giao dịch xảy ra trong hợp đồng thông minh được xử lý bởi blockchain, có nghĩa là chúng có thể được gửi tự độngkhông cần bên thứ ba.
  • Thứ 3: Các giao dịch chỉ diễn ra khi các điều kiện trong thỏa thuận được đáp ứng, vì vậy sẽ không cần đến sự tin tưởng và cũng không lo sợ bị lừa đảo.
Hợp đồng thông minh là gì
Hợp đồng thông minh là gì

Smart Contracts chính là nền tảng đứng là đứng đằng sau ngành tài chính phi tập trung (DeFi). Ngoài ra, chúng cũng là nền tảng của việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps).

Smart Contract hoạt động như thế nào?

Nhờ đâu mà Smart Contracts có thể hoạt động được như vậy?

Như mình đã đề cập ở phần trên, tất cả là nhờ có blockchain.

Một điều tốt nhất về công nghệ blockchain là vì nó là một hệ thống phi tập trung, nên không cần phải trả phí cho người trung gian, do đó sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Blockchain là một cơ sở dữ liệu được chia sẻ bởi nhiều máy tính (được gọi là “node”) của nhiều người khác nhau. Chính vì thế, không một cá nhân hoặc công ty nào có quyền kiểm soát nó.

Smart Contract hoạt động như thế nào
Smart Contract hoạt động như thế nào

Điều đó có nghĩa là Smart Contract gần như không thể hack được. – Hacker sẽ cần phải hack hơn một nửa số node nếu họ muốn tấn công blockchain hoặc các hợp đồng thông minh chạy trên đó. Do đó, các hợp đồng thông minh có thể chạy một cách an toàn và tự động mà không ai có thể thay đổi chúng!

Bây giờ bạn đã hiểu hơn về Smart Contract là gì và những ưu việt của nó chưa?

Hợp đồng thông minh có thể được mã hóa trên bất kỳ blockchain nào. Tuy nhiên, Ethereum là phổ biến nhất vì nó cung cấp khả năng xử lý không giới hạn và nó có lợi thế của người đi đầu, nên phần lớn các Smart Contract hiện nay đều hoạt động trên blockchain của Ethereum.

Ví dụ về Smart Contract (hợp đồng thông minh)

Để các bạn hiểu rõ hơn về Smart Contract là gì, chúng mình sẽ đưa ra một số ví dụ về Smart Contract đơn giản nhất để bạn dễ hình dung.

Trường hợp 1:

Cây bán nước tự động (có thể bạn đã gặp ở rất nhiều nơi). Bạn chỉ cần bỏ tiền và chọn món hàng của mình, bạn sẽ nhận lại món đồ mình muốn bằng máy. Bạn không lo sợ bị lừa đảo, vì máy đã lập trình sẵn điều kiện. Tất cả việc mua – bán này diễn ra tự động, không cần một người bán hàng làm trung gian. => Đây là ví dụ về Smart Contract đơn giản nhất.

Trường hợp 2:

Hãy tưởng tượng ông A muốn mua nhà của ông B, bằng cách sử dụng Smart Contract trên blockchain của Ethereum. Có nghĩa là, hợp đồng thông minh này chứa một thỏa thuận giữa A và B, có dạng:

  • Khi ông A trả cho ông B 300 ETH, thì ông A sẽ nhận được quyền sở hữu căn nhà.

Các điều khoản này đã được lập trình trong máy tính, và nó không thể thay đổi. Nên A sẽ cảm thấy rất an toàn khi trả cho B 300 ETH để sở hữu căn nhà.

Nếu không sử dụng Smart Contract trong trường hợp này, A và B sẽ phải trả rất nhiều phí cho các công ty bên thứ ba như: ngân hàng, luật sư, công ty môi giới…

Thật tuyệt vời đúng không?

Không mất tiền hoa hồng, lại tiết kiệm được thời gian khi xử lý một thỏa thuận/giao dịch. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về hợp đồng thông minh.

Ưu nhược điểm của Smart Contract

Ưu điểm

  • Có thể ứng dụng Smart Contract vào nhiều lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bất động sản…
  • Tự do và tiết kiệm: do không cần người trung gian nên không bị thao túng, cũng như tiết kiệm phần nào chi phí.
  • Tất cả các tài liệu hợp đồng được lưu trữ trên blockchain, có nghĩa được nhân bản nhiều lần, nên không sợ bị mất dữ liệu.
  • An toàn: được mã hóa giúp cho tất cả các tài liệu an toàn khỏi bị xâm nhập.
  • Nhanh chóng: tự động hóa các tác vụ bằng cách sử dụng các giao thức máy tính, tiết kiệm được thời gian xử lý.
  • Chính xác: giúp loại bỏ những lỗi không đang có khi điền sai thông tin ở hợp đồng thông thường.

Nhược điểm

  • Không thể thay đổi: nếu có bất kỳ lỗi nào trong mã hợp đồng có thể tốn thời gian và tốn kém để sửa.
  • Không nhận được quyền pháp lý: Quyền lợi có thể không được bảo vệ vì chưa có chính sách.
  • Yêu cầu cao về trình độ triển khai của các lập trình viên và hệ thống, từ đó đòi hỏi chi phí cho cơ sở hạ tầng cũng lớn.
  • Còn khá mới mẻ và lạ lẫm với nhiều người nên hiện tại vẫn chưa được áp dụng nhiều.

Tiền điện tử nào có Smart Contract?

Đồng coin nào có thể chạy được hợp đồng thông minh? Hầu hết những đồng coin có blockchain của riêng nó đều có thể hỗ trợ Smart Contracts.

Bitcoin có hỗ trợ Smart Contracts không?

Bitcoin có blockchain của riêng nó và là blockchain đầu tiên ra đời, nên nó cũng là đồng tiền điện tử có thể cho phép các hợp đồng thông minh hoạt động trên blockchain của nó.

Tuy nhiên, vì là blockchain đời đầu nên các Smart Contract của Bitcoin còn khá hạn chế, chỉ áp dụng cho những hợp đồng thông minh đơn giản, và giới hạn trong tiền tệ của nó, ví dụ như: kênh thanh toán, ký quỹ, đa chữ ký, khóa thời gian, P2SH…

Thời gian sau, nhiều đồng coin mới ra đời và đã nâng cấp hợp đồng thông minh lên. Như  Ethereum đã thay thế ngôn ngữ hạn chế của Bitcoin bằng một ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà phát triển có thể lập trình các hợp đồng thông minh của riêng họ.

Hoặc hiện nay, có rất nhiều loại tiền điện tử có khả năng tạo các hợp đồng thông minh và cạnh tranh trực tiếp với Ethereum, chẳng hạn như EOS, NEO, Cardano…

Những tiền điện tử hỗ trợ Smart Contract tốt nhất 2023

Hợp đồng thông minh là một trong những lý do khiến công nghệ blockchain có thể trở nên mạnh mẽ, ưu việt như vậy. Tuy nhiên chúng mới chỉ đạt được một phần nhỏ so với tiềm năng của chúng. Nếu chúng muốn đạt được sự chấp nhận phổ biến và biến đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thì các nền tảng hỗ trợ Smart Contract cần phải nhanh hơn, an toàn hơn, có thể mở rộng và giá cả phải chăng hơn.

Hiện tại vẫn còn rất sớm để nói loại tiền điện tử nào có chức năng hợp đồng thông minh tốt nhất. Chúng đều đang cải tiến hàng ngày, nên chỉ có thời gian mới trả lời được. Tuy nhiên dựa theo các tiêu chí bên trên, thì dưới đây là 6 đồng tiền điện tử hỗ trợ Smart Contract hàng đầu hiện nay (theo đánh giá cá nhân – không theo thứ tự cụ thể):

  • Ethereum (ETH)

Ethereum là tiền điện tử đầu tiên khởi chạy chức năng hợp đồng thông minh, do đó nó là ông vua trong lĩnh vực này. Theo thống kê từ State of the dApps, có khoảng 80% ứng dụng DeFi chạy trên mạng Ethereum.

Đáng tiếc là do quá thành công và được nhiều nhà phát triển sử dụng, nên nó thường xuyên bị tắc nghẽn, cũng như phí gas (giao dịch) bị đẩy lên quá cao. Ngoài ra, hợp đồng thông minh của Ethereum cũng không hoạt động tốt với các blockchain khác.

(ETH2 có lẽ sắp giải quyết được vấn đề này, nhưng chắc phải đợi đến năm 2022 mới ra mắt).

  • Solana (SOL)

Solana là tiền điện tử nhanh nhất hiện nay, với tốc độ 50.000 giao dịch mỗi giây (TPS), trong khi Ethereum chỉ chạy ở mức 15 đến 45 TPS. Chưa kể, phí giao dịch của Solana rất nhỏ. Solana sử dụng “proof of history” để xử lý giao dịch nhanh chóng.

Hiện tại, Solana có khoảng hơn 400 dự án đang chạy trên hệ thống của mình, bao gồm cả stablecoin USDC đang phát triển nhanh chóng. (USDC chạy trên cả Ethereum và Solana).

  • Polkadot (DOT)

Solana nổi bật về tốc độ của nó, nhưng Polkadot lại nổi bật về khả năng tương tác của nó (hoạt động tốt với các nền tảng khác) – có thể ví von nó giống như một người thích đi cafe và trò chuyện với tất cả những người xung quanh.

Polkadot sử dụng một thứ gọi là parachains. Chúng chạy song song với blockchain chính và cho phép nó xử lý các giao dịch nhanh hơn. Hợp đồng thông minh chạy trên parachains, không phải blockchain chính.

  • Cardano (ADA)

Đáng lẽ mình chưa xếp Cardano vào danh sách này, bởi vì khả năng hỗ trợ hợp đồng thông minh của nó chỉ mới bắt đầu vào tháng 9/2021, sau khi được nâng cấp lên Mainnet Alonzo, nên chưa đủ thời gian để đánh giá được tính hiệu quả.

Tuy nhiên, Smart Contracts của Cardano rất đáng xem xét vì nó vốn là đồng tiền điện tử đứng trong top 5 tính theo vốn hóa thị trường. Cardano có cách tiếp cận chậm và ổn định để phát triển, nên có thể kỳ vọng vào nó.

  • Alogorand (ALGO)

Giống như các nền tảng hợp đồng thông minh mới khác, Alogorand có ưu điểm là chi phí thấp, khả năng mở rộng và tốc độ mà không ảnh hưởng đến bảo mật. Người đứng sau dự án là giáo sư Silvio Micali của MIT, đã ưu tiên làm cho ngôn ngữ Smart Contract của Algorand trở nên dễ hiểu.

Các nhà phát triển có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để viết các hợp đồng thông minh trên Algorand. Một trong số đó, Clarity, được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng hiểu hợp đồng sẽ làm gì, ngay cả khi họ không phải là những nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm.

  • Ergo (ERG)

Nền tảng Smart Contract này không tính phí gas, điều này khiến nó trở nên khác biệt so với các loại tiền điện tử khác trong danh sách này. Ergo được thiết kế để xử lý các hợp đồng phức tạp hơn, và rất có tiềm năng lớn trong ngành Defi.

Tuy nhiên, nó vẫn chưa được liệt kê trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn và thứ hạng về vốn hóa còn khá nhỏ, vì vậy nó sẽ cần cả một quãng đường dài vất vả để xây dựng và phát dự án.

Smart Contract được ứng dụng như thế nào?

Việc bán nhà của A & B trong ví dụ phía trên không phải là ứng dụng duy nhất mà Smart Contract có thể được sử dụng. Thực tế, hợp đồng thông minh có thể ứng dụng cho bất cứ loại giao dịch nào, điển hình là: bất động sản, dịch vụ tài chính, bảo hiểm , ủy quyền tín dụng, các quy trình pháp lý và thậm chí là cả việc huy động vốn từ cộng đồng (ICO).

Vai trò của Smart Contracts
Vai trò của Smart Contracts
Ứng dụng ở các công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm Atlas Insurance ở Malta và Axa ở Pháp đã thử nghiệm Smart Contract vào năm 2017. Họ đã có những điều khoản bồi thường cho khách hàng của hãng hàng không nếu chuyến bay của họ bị hoãn.

Ví dụ:

  • John sắp bay từ NYC đến Los Angeles. Anh ta gửi số tiền điện tử trị giá 5 đô la vào Smart Contract của Bảo hiểm Axa và cung cấp số chuyến bay của mình. Còn Axa cũng gửi 95 đô la vào Smart Contract đó. Vì vậy, có 100 đô la trong hợp đồng thông minh.

=> Nếu chuyến bay của John đúng giờ, Axa sẽ nhận được 100 đô la từ hợp đồng thông minh. Nhưng nếu máy bay bị trễ, 100 đô la sẽ được bồi thường cho John từ hợp đồng thông minh. Mọi thứ đều tự động.

=> Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, John không cần phải lo lắng rằng AXA có trả cho anh ta số tiền đã thỏa thuận nếu chuyến bay của anh ta bị trễ hay không. Bởi vì John biết, chỉ cần bị trễ chuyến, Smart Contract sẽ ngay lập tức bồi tường 100 đô la. Nhanh chóng, không cần thủ tục phức tạp.

Ứng dụng cho các hệ thống y tế

Các hệ thống y tế cũng có thể sử dụng các Smart Contract để lưu lại và tra cứu dữ liệu bệnh nhân một cách an toàn.

Ví dụ: Hợp đồng thông minh của EncrypGen. Đây là ứng dụng sử dụng hợp đồng thông minh để tra cứu dữ liệu bệnh nhân một cách an toàn , không cho phép bên thứ ba truy cập .

Bằng cách này, bệnh nhân có thể kiểm soát dữ liệu của chính họ. Nếu các nhà nghiên cứu muốn sử dụng dữ liệu bệnh nhân, họ phải trả tiền cho nó. Không chỉ vậy, bệnh nhân có quyền được lựa chọn xem họ có muốn bán hay không.

Ứng dụng đối với chính phủ

Đối với các chính phủ, các Smart Contract chạy trên blockchain có thể làm cho hệ thống bỏ phiếu trở nên đáng tin cậy và an toàn hơn nhiều .

Ví dụ: Ứng dụng FollowMyVote sử dụng hợp đồng thông minh và công nghệ blockchain để bảo vệ phiếu bầu khỏi gian lận. Mỗi phiếu bầu sau khi được biểu quyết, sẽ được được ghi vào blockchain, nó không thể thay đổi được.

Bằng cách này, việc bỏ phiếu luôn công bằng, người chiến thắng luôn xứng đáng.

Ứng dụng trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi rất nhiều nếu áp dụng hợp đồng thông minh. Ví dụ thay vì tốn thời gian làm bảng lương, làm thủ tục trả tiền lương cho nhân viên, họ có thể sử dụng hợp đồng thông minh.

Ví dụ: Doanh nghiệp X có thể thiết lập một Smart Contract với điều khoản là đến ngày 28 hàng tháng, họ sẽ trả cho anh Y tiền lương trị giá 2 ETH.

=> Điều này có nghĩa là Y sẽ luôn được trả đúng hạn và anh ấy sẽ không bao giờ bị trả lương thấp. Còn doanh nghiệp được hưởng lợi vì tất cả đều được tự động hóa, giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc!

Ứng dụng trong ICO tiền điện tử

Ví dụ bạn muốn xây dựng một dự án trên blockchain Etherum. Tuy nhiên để xây dựng nó sẽ cần một số tiền, và cách tốt nhất là ICO (chào bán tiền điện tử lần đầu ra công chúng nhằm huy động vốn).

Bước thực hiện: Tạo một Smart Contract và token Smart Contract đó. Giả sử, mã token đó là ABC.

=> Bạn muốn huy động 10.000.000 đô la để bắt đầu dự án và xây dựng ứng dụng của mình. Tưởng tượng 10.000.000 đô la sẽ tương đương với 10.000 Ether. Bạn quyết định sẽ đặt 100.000 token ABC vào hợp đồng thông minh và mỗi token ABC sẽ có giá trị 0,1 ETH.

=> Nếu bạn bán tất cả 100.000 token ABC, bạn sẽ có 10.000 Ether mà bạn cần.

Vậy hợp đồng thông minh ở đây hoạt động như thế nào?

Trong hợp đồng thông minh, bạn sẽ viết một điều khoản: NẾU 0,1 ETH được gửi đến hợp đồng thông minh, THÌ hợp đồng thông minh sẽ gửi 1 token ABC đến địa chỉ đã gửi 0,1 ETH. Bằng cách đó, những người đóng góp số tiền cho ICO luôn nhận được đúng số lượng token ABC.

*** Trên đây chỉ là một vài ứng dụng trong số vô vàn các ứng dụng của hợp đồng thông minh trong thực tế.

Điều gì xảy ra nếu Smart Contract trở nên phổ biến?

Từ khái niệm Smart Contract là gì và các ví dụ của chúng trong thực tiễn mà chúng mình đã nêu ở trên, có lẽ bạn sẽ hiểu được rằng, cốt lõi của các hợp đồng thông minh là thay thế người trung gian.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Smart Contract được áp dụng hầu hết trong tương lai?

Bạn nhớ ví dụ mua nhà của ông A và ông B phía trên chứ? Họ không cần một đại lý bất động sản, luật sư hay ngân hàng, phải không?

=> Nếu các hợp đồng thông minh phát triển và trở nên phổ biến, có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ sống trong một thế giới không có người trung gian.

Điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Mặt tốt đầu tiên là khi không có người trung gian, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Không chỉ vậy, chúng ta cũng sẽ không cần phải tin tưởng bất cứ ai nữa.

Tuy nhiên, điều có cũng sẽ có một nhược điểm tiềm ẩn: nhiều người có thể mất việc làm. Người trung gian là một người thực tế, giống như bạn và tôi. Người ta sẽ không cần thuê nhân viên để làm một công việc có thể được thực hiện miễn phí bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh !!!

Tuy nhiên, không ai biết tương lai sẽ ra sao, và điều đó còn rất lâu mới có thể xảy ra. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đoán và dự đoán, nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho tất cả các kết quả có thể xảy ra.

TÓM LẠI

Sau khi đọc những thông tin trên đây, mình mong bạn hiểu rõ được một số điều về Smart Contract:

  • Smart Contrart là gì? Smart Contrart hay còn gọi là hợp đồng thông minh, cũng giống như các hợp đồng thông thường . Sự khác biệt cơ bản là chúng được số hóa và hoạt động mà không cần trung gian.

  • Một số loại tiền điện tử có thể cung cấp các chức năng của hợp đồng thông minh. Tốt nhất hiện nay có thể kể đến: Ethereum, Solana, Polkadot, Cardano và Alogorand…

  • Hợp đồng thông minh mang lại nhiều giá trị cho tiền điện tử, là nền tảng để cho ra đời các ứng dụng Defi và Dapps, cũng như nhiều ứng dụng hữu ích khác trong cuộc sống.

  • Smart Contracts có thể làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn khi không phải trả phí cho người trung gian. Nó có thể giảm sự gian lận, sự chậm trễ, và giúp bạn tiết kiệm được nhiều thứ.

  • Các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và tổ chức từ thiện cũng có thể được hưởng lợi từ các hợp đồng thông minh . Nếu được triển khai trên quy mô lớn, các hợp đồng thông minh sẽ phá vỡ nhiều ngành công nghiệp, nhưng hy vọng là sẽ tốt hơn.

Bạn đã hiểu về Smart Contract – Hợp đồng thông minh rồi chứ? Nếu còn có gì thắc mắc hay muốn phản biện gì, hãy để lại comment để cùng trao đổi với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.

Cùng tìm hiểu crypto với Blog tiền điện tử

Chào mừng bạn đến với blogtiendientu.net học tập kiến thức về thế giới tiền điện tử và blockchain! Trang web này là một nguồn tài liệu hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản và nâng cao của tiền điện tử, công nghệ blockchain, và toàn bộ hệ sinh thái Crypto.

Chúng tôi cung cấp các khóa học, bài giảng, bài viết và tài liệu thú vị để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tiền mã hoá, cách giao dịch an toàn, cách lập trình các ứng dụng blockchain, và nhiều thông tin quan trọng khác. Dù bạn là người mới bắt đầu hay một nhà đầu tư kỳ cựu, trang web này sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức cần thiết để tự tin hơn trong thế giới crypto đầy biến động.

Hãy tham gia cùng chúng tôi và bắt đầu hành trình khám phá về tiền điện tử và blockchain ngay hôm nay!

Thông tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *