CFD là gì? Kinh nghiệm giao dịch với CFD kèm ví dụ thực tế

Khi nói tới các sản phẩm phái sinh thì hợp đồng chênh lệch CFD là một dạng giao dịch phái sinh mà các nhà môi giới (Brokers) cung cấp cho nhà đầu tư. Vậy hiểu đơn giản CFD là gì, cách thức hoạt động của nó như thế nào, làm sao để hưởng lợi từ hợp đồng chênh lệch CFD thì các bạn hãy xem thông tin chi tiết dưới đây.

CFD là gì? Cách giao dịch với CFD

Khái niệm/định nghĩa CFD là gì?

CFD hay hợp đồng chênh lệch (viết tắt của từ Contract For Difference trong tiếng Anh) là một sản phẩm phái sinh mà bên mua và bên bán thỏa thuận với nhau về sự biến động giá của một loại tài sản nào đó mà không thực sự sở hữu loại tài sản đó.
Khái niệmđịnh nghĩa CFD là gì
Khái niệmđịnh nghĩa CFD là gì
Như bình thường khi bạn mua một loại cổ phiếu thì giá tăng bạn hưởng lợi, giá giảm bạn chịu lỗ nhưng với hợp đồng chênh lệch CFD thì không như vậy. Dù bạn không sở hữu nó nhưng vẫn có thể kiếm lời từ việc phán đoán giá tăng hay giảm của một loại tài sản miễn là bạn đoán đúng xu hướng giá của nó.
CFD giúp bạn có thể tham gia đầu tư với một số vốn nhỏ nhưng vẫn mua được số lượng lớn một loại tài sản do có thêm đòn bẩy (ví dụ bạn có 500k VNĐ còn nhà môi giới cho bạn tỷ lệ đòn bẩy 1:100 tức là bạn sẽ được giao dịch CFD (CFD Trading) với mức 500k * 100 = 50 triệu VNĐ).

Ví dụ 1:

Bạn thỏa thuận một hợp đồng chênh lệch CFD với vị thế mua, bạn dự đoán giá của cổ phiếu A sẽ tăng trong tương lai với giá trị vốn 500k VND và áp dụng đòn bẩy tỷ lệ 1:100 là 50.000.000 VNĐ. Giá của cổ phiếu A lúc mở hợp đồng là 20k/cổ phiếu, bạn đặt lệnh mua 2.500 cổ phiếu. Sau đó giá cổ phiếu A tăng lên 22.000 VNĐ, vậy là bạn sẽ có lãi 2.500 * 2000 = 5 triệu đồng trong khi số vốn bạn đặt cọc (ký quỹ) với nhà môi giới ban đầu chỉ là 500k VNĐ.

Đó là trường hợp giá cổ phiếu A đích thực đã tăng giá, vậy nếu giá cổ phiếu A giảm thì sao? Nếu giá cổ phiếu A giảm 2k VNĐ thì 5 triệu đồng sẽ trôi ra khỏi túi tiền của bạn một cách nhanh chóng.

Vậy là chỉ với 500k bạn cũng có thể đầu tư vào cổ phiếu A với số lượng 2500 cổ phiếu chứ không cần phải bỏ ra số tiền rất lớn là 20k * 2500 cp = 50 triệu.

Ví dụ 2:

Bạn thỏa thuận một hợp đồng chênh lệch CFD với vị thế bán, bạn dự đoán giá cổ phiếu A giảm trong tương lai, giá trị vốn ban đầu vẫn là 500k, áp dụng tỷ lệ đòn bẩy 1:10 tức là bạn được giao dịch với 5 triệu. Giá của cổ phiếu A lúc mở hợp đồng là 20k/cổ phiếu và bạn tạo lệnh bán đi 250 cổ phiếu A. Sau đó giá cổ phiếu A giảm chỉ còn 15k/cổ phiếu, tức là bạn sẽ lãi được 250 * 5k = 1 triệu 250k trong khi số vốn ban đầu chỉ 500k.

Trường hợp cổ phiếu A tăng giá lên 25k/cổ phiếu thì bạn bị âm 5k/cổ phiếu và cuối cùng là 1,25 triệu lại từ túi bạn chui vào túi của nhà môi giới.

Ưu nhược điểm của giao dịch CFD Trading

Khi giao dịch với CFD bạn cần ghi nhớ những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm khi giao dịch CFD

  • Được tham gia giao dịch với số tiền cao hơn nhiều so với số vốn thực tế do được sử dụng đòn bẩy
  • Có thể kiếm lợi cao gấp nhiều lần so với số vốn bỏ ra
  • Có thể kiếm lợi nhuận dù diễn biến giá tăng hay giảm
  • Nhiều sàn giao dịch (nhà môi giới) để lựa chọn
  • Nhiếu sự lựa chọn về loại tài sản được giao dịch như tiền điện tử, ngoại hối, cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số…
  • Có thể giao dịch mua bán với hợp đồng chênh lệch CFD ngay trong cùng 1 ngày thay vì chờ đợi 3 ngày cổ phiếu mới về như giao dịch thông thường
  • Giao dịch CFD chỉ phải thanh toán các khoản thuế lãi vốn chứ không phải thanh toán các loại thuế khác như giao dịch thông thường.

Nhược điểm khi giao dịch CFD

  • Tỷ lệ rủi ro cao tương đương tỷ lệ sinh lãi
  • Thích hợp cho nhà đầu tư đã có kinh nghiệm, người mới thì rủi ro rất lớn
  • Chỉ thích hợp cho những nhà đầu cơ (đầu tư lướt sóng)
  • Cần nhiều thời gian tìm hiểu và phân tích những tín hiệu từ thị trường mới cho ra được phán đoán chính xác

Cách giao dịch thị trường CFD

Để giao dịch CFD bạn sẽ cần làm những bước sau:

+ Bước 1: lựa chọn được nhà môi giới hay bên bán (sàn giao dịch/công ty chứng khoán) đáng tin cậy

+ Bước 2: lập tài khoản trên sàn giao dịch/công ty chứng khoán, lựa chọn loại tài khoản và nạp tiền vào tài khoản.

+ Bước 3: Lựa chọn loại hợp đồng chênh lệch CFD muốn tham gia đầu tư, ví dụ như CFD cổ phiếu, CFD chỉ số, CFD ngoại hối, CFD hàng hóa…

+ Bước 4: Lựa chọn vị thế: vị thế mua (Long) nếu bạn dự đoán giá của loại hàng hóa đó sẽ tăng hoặc vị thế bán (Short) nếu bạn dự đoán giá của loại hàng hóa đó sẽ giảm.

+ Bước 5: Lựa chọn Khối lượng giao dịch (lot), mỗi loại tài sản khác nhau sẽ có số lot khác nhau, ví dụ 1 lot là 10 đơn vị CFD hay 100 đơn vị CFD chẳng hạn. Cái này bạn cần tính toán kỹ lưỡng để không bị thua lỗ quá nhiều so với mức tiền mà bạn chấp nhận chịu lỗ. Tham khảo bài viết Lot là gì để hiểu hơn về thuật ngữ này.

+ Bước 6: Mở lệnh ở vị thế mua hoặc bán mà bạn đã lựa chọn ở trên và đợi kết quả. Đóng lệnh khi bạn thấy đủ lãi hoặc cắt lỗ để không bị thua lỗ quá nhiều. Tức là không có thời gian thời gian đóng lệnh cụ thể cho một giao dịch CFD mà nhà giao dịch sẽ tự xác định điểm Take Profit (thu lời) hay Stop Loss (cắt lỗ) cho mình.

Những khoản phí phải trả khi giao dịch CFD phải biết

Khi giao dịch CFD, bạn sẽ phải trả các khoản phí như:

Phí chênh lệch Spread

Phí chênh lệch Spread là nguồn thu chính của các sàn giao dịch (nhà môi giới) hiện nay. Có những sàn sẽ thu phí chênh lệch thả nổi (tức là phí này sẽ tăng giảm tùy thuộc vào diễn biến thị trường) hoặc phí chênh lệch cố định.

Khoản phí này sẽ được tính vào các khoản lợi nhuận hay thua lỗ khi giao dịch CFD trong cả 2 trường hợp bạn vào lệnh hay thoát lệnh.

Phí Spread của mỗi sàn giao dịch là khác nhau, vậy nên khi lựa chọn sàn bạn cần nắm rõ về phí spread mà bạn sẽ phải trả để tính toán lợi nhuận phù hợp.

Phí hoa hồng

Phí hoa hồng đối với giao dịch CFD có thể có và có thể không với các sàn hay các tài khoản khác nhau. Có những sàn họ thu phí hoa hồng với tài khoản thường còn tài khoản Pro họ sẽ không thu phí hoa hồng.

Thị trường phái sinh của Việt Nam hiện nay chưa có sản phẩm hợp đồng chênh lệch CFD nên nếu muốn giao dịch CFD thì bạn cần tham gia đầu tư ở thị trường quốc tế. CFD được áp dụng khá nhiều ở các sàn giao dịch Forex, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo TOP 10 sàn Forex uy tín thế giới để lựa chọn cho mình sàn giao dịch CFD phù hợp.

Các nền tảng giao dịch CFD hiện nay

Giao dịch CFD hiện nay thường được thực hiện trên nền tảng MT4 hoặc MT5 (MT là viết tắt của từ MetaTrader). Cũng có những nền tảng do sàn giao dịch tự tạo ra để phục vụ cho giao dịch trên chính sàn của họ tuy nhiên MT4 và MT5 là phổ biến hơn.

Nền tảng MT4 và MT5 có đồ thị và công cụ giao dịch tân tiến, giúp cho nhà đầu tư tối ưu chiến thuật giao dịch CFD được nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Một số câu hỏi về CFD thường gặp

Giao dịch CFD bằng Ký quỹ (Margin) là gì?

Giao dịch CFD ký quỹ chính là giao dịch có đòn bẩy tại vì số tiền cần thiết để mở và duy trì lệnh đòn bẩy được gọi là ‘ký quỹ’ (tiếng anh là Margin).

CFD có lừa đảo không?

Câu trả lời là KHÔNG, đây chỉ là một hình thức đầu tư với cơ hội và rủi ro lớn nên nhiều người nghĩ là lừa đảo mà thôi. Có tham gia giao dịch CFD hay không, lỗ hay lãi hoàn toàn do nhà đầu tư quyết định

Vàng CFD, chứng khoán CFD, chỉ số CFD là gì?

Đây chính là hợp đồng chênh lệch với tài sản được đem ra mua bán chính là dựa trên diễn biến giá của vàng, giá cổ phiếu hay sự tăng giảm điểm của các chỉ số.

Có nên đầu tư CFD không?

Câu trả lời là CÓ hoặc KHÔNG. Nếu bạn đủ bản lĩnh, có kiến thức phân tích và chấp nhận rủi ro thì có thể đầu tư CFD. Còn nếu bạn sợ mạo hiểm, mới tham gia thị trường hay vốn ít thì không nên.

Tổng kết lại

  • CFD (hợp đồng chênh lệch) là sản phẩm phái sinh mà bên mua và bên bán sẽ thỏa thuận với nhau về giá của một loại tài sản nào đó mà không cần phải sở hữu chúng.
  • CFD được giao dịch ở 2 vị thế là vị thế mua (nhà đầu tư dự đoán giá tài sản sẽ tăng) hoặc vị thế bán (nhà đầu tư dự đoán giá của tài sản sẽ giảm)
  • CFD có áp dụng đòn bẩy giúp cho cơ hội kiếm lời cao hơn với số vốn nhỏ, nhưng cũng đem lại rủi ro rất lớn
  • CFD là sản phẩm phái sinh dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp
  • Việt Nam hiện chưa có hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng chênh lệch CFD nhưng CFD không phải lừa đảo.
Qua đây, hy vọng bạn đã hiểu giao dịch CFD là gì và làm sao để đầu tư vào CFD cũng như những ưu nhược điểm của hình thức đầu tư này. Nếu như bạn có kinh nghiệm giao dịch CFD hay, bổ ích muốn chia sẻ thêm với mọi người thì có thể để lại comment để chúng ta cùng bàn luận. Chúc bạn thành công.

Cùng tìm hiểu crypto với Blog tiền điện tử

Chào mừng bạn đến với blogtiendientu.net học tập kiến thức về thế giới tiền điện tử và blockchain! Trang web này là một nguồn tài liệu hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản và nâng cao của tiền điện tử, công nghệ blockchain, và toàn bộ hệ sinh thái Crypto.

Chúng tôi cung cấp các khóa học, bài giảng, bài viết và tài liệu thú vị để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tiền mã hoá, cách giao dịch an toàn, cách lập trình các ứng dụng blockchain, và nhiều thông tin quan trọng khác. Dù bạn là người mới bắt đầu hay một nhà đầu tư kỳ cựu, trang web này sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức cần thiết để tự tin hơn trong thế giới crypto đầy biến động.

Hãy tham gia cùng chúng tôi và bắt đầu hành trình khám phá về tiền điện tử và blockchain ngay hôm nay!

Thông tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *