Blockchain là gì? So sánh Blockchain và ngân hàng & ví dụ minh họa

Blockchain là công nghệ mà bạn chắc chắn sẽ cần phải biết khi muốn đầu tư vào tiền ảo. Nếu bạn đang thắc mắc không biết Blockchain là gì, vì sao blockchain lại khiến cho nền tài chính tập trung phải lo ngại và cách thức hoạt động của nó như thế nào thì bạn hãy xem giải đáp ngay sau đây.

Blockchain là gì?

Khái niệm Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân tán (phi tập trung) dùng để lưu trữ thông tin điện tử ở định dạng kỹ thuật số với mục tiêu đảm bảo tính trung thựcbảo mật của bản ghi dữ liệu.
Chúng ta có thể hiểu blockchain như một cuốn sổ cái mà ở đó các thông tin giao dịch, tài sản được ghi lại mà không ai có quyền thay đổi, giả mạo. Điều này sẽ giúp cho những người được quyền xem cuốn sổ cái đó có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, biết được tất cả các chi tiết của một giao dịch từ đầu đến cuối mà không cần phải qua bên thứ 3 nào cả.
Khái niệm Blockchain là gì
Khái niệm Blockchain là gì

Khái niệm Blockchain bắt đầu xuất hiện vào năm 1991 do Stuart Haber và W. Scott Stornetta tạo ra nhằm mục đích tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu mà không thể bị giả mạo.

Tuy nhiên, phải tới khi Bitcoin ra đời năm 2009 (sau 18 năm) thì công nghệ này mới được nhiều người quan tâm và trở thành một cuộc cách mạng trong việc quản lý tài chính phi tập trung mà chúng ta đã thấy hiện nay.

Một ví dụ với cách giao dịch truyền thống:

theo cách giao dịch truyền thống, A và B là người làm ăn với nhau trên một hợp đồng cụ thể, C là người trung gian được A và B tín nhiệm và giao cho nhiệm vụ cất giữ hợp đồng. Giả sử A bán cho B 100 con gà giá 1 triệu đồng, C là người ghi lại nhưng sẽ có những trường hợp C làm mất hợp đồng hay B và C thông đồng với nhau để làm giả hợp đồng này từ giá 1 triệu xuống 500k thì sao? Việc làm mất hoặc làm giả là chuyện có thể xảy ra và nếu như B chưa thanh toán hết tiền cho A thì A sẽ là người chịu thiệt.

Ví dụ thực tế về Blockchain cho bạn dễ hình dung:

3 người A, B, C cùng tham gia vào một mạng blockchain. Khi A bán cho B 100 con gà với giá 1 triệu đồng, thông tin sẽ được ghi vào sổ cái và lưu trữ ở máy của cả A, B, C. Tiếp theo B bán lại cho C 50 con gà với giá 1,5 triệu đồng, thông tin lại tiếp tục được ghi vào sổ và lưu cả ở 3 máy, cả 3 đều có thể vào xem thông tin của cuốn sổ bất cứ khi nào.

Ví dụ B dùng cách nào đó sửa dữ liệu trên máy mình thành 50 con gà giá 1,8 triệu đồng thì thông tin đó cũng sẽ không có tác dụng gì vì máy A và C vẫn ghi lại thông tin là 1,5 triệu đồng. Đó chỉ là trường hợp 3 người, vậy hàng triệu người thì sao => chắc chắn là những thông tin được lưu vào cuốn sổ cái này sẽ luôn được minh bạch và không thể thay đổi.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain hoạt động như thế nào
Blockchain hoạt động như thế nào

Quy trình hoạt động của Blockchain như sau:

+ Đầu tiên: Một giao dịch mới được nhập vào (ví dụ như một lệnh mua/bán 10 BTC chẳng hạn)

+ Bước 2: Giao dịch sau đó được truyền đến một mạng lưới các máy tính ngang hàng (pear to pear) trên khắp thế giới.

+ Bước 3: Mạng máy tính này sau đó sẽ giải các phương trình để xác nhận tính hợp lệ của giao dịch.

+ Bước 4: Sau khi được xác nhận là các giao dịch hợp lệ, chúng được nhóm lại với nhau thành các khối.

+ Bước 5: Các khối này sau đó được liên kết với nhau tạo ra một lịch sử lâu dài của tất cả các giao dịch và vĩnh viễn không thể thay đổi.

+ Bước cuối cùng: Giao dịch được hoàn thành.

So sánh sự khác biệt giữa Blockchain và ngân hàng

Đặc điểm so sánh

Blockchain

Ngân hàng

Thời gian làm việc

Mọi lúc, 24/24

Giờ hành chính, 5 ngày 1 tuần

Phí giao dịch

Người dùng được lựa chọn phí giao dịch mà họ mong muốn

Phí giao dịch do ngân hàng đề ra và người dùng không được lựa chọn

Tốc độ giao dịch

Nhanh, chỉ từ vài giây đến 10 phút

Có thể nhanh hoặc chậm tùy vào lượng người giao dịch, trung bình khoảng 15 – 30 phút

Thông tin khách hàng

Bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì đều có thể tham gia vào mạng Blockchain mà không cần xác nhận danh tính

Ngân hàng sẽ phải xác nhận

tính và lưu thông tin cá nhân của khách hàng.

Sự riêng tư

Thông tin tài khoản ngân hàng được lưu trữ trên các máy chủ riêng của ngân hàng. Nếu máy chủ của ngân hàng bị hack thì tài khoản của khách hàng cũng sẽ bị xâm phạm.

Thông tin cá nhân được giữ riêng tư bằng mật mã, khó có thể xâm phạm được.

Thu giữ tài khoản

Chính phủ có quyền thu giữ tài sản trong tài khoản ngân hàng của chủ tài khoản nếu cần thiết.

Nếu thông tin của blockchain được giữ ẩn danh thì chính phủ khó mà truy tìm được thông tin và thu giữ nó.

Ưu điểm của công nghệ Blockchain là gì?

Công nghệ blockchain khi ra mắt được cho là sẽ giải quyết được những vấn đề mà phương thức lưu trữ dữ liệu tài chính tập trung hiện tại đang gặp phải đó là:

Blockchain giúp dữ liệu được chính xác

Các giao dịch trên mạng blockchain được chấp thuận bởi một mạng lưới hàng nghìn máy tính. Điều này loại bỏ hầu như tất cả sự tham gia của con người vào quá trình xác minh, dẫn đến ít sai sót của con người hơn và ghi lại thông tin chính xác. Ngay cả khi một máy tính trên mạng mắc lỗi tính toán, lỗi sẽ chỉ xảy ra với một bản sao của blockchain.

Để lỗi đó lây lan sang phần còn lại của blockchain, nó cần phải được thực hiện bởi ít nhất 51% máy tính của mạng – một điều gần như không thể xảy ra đối với một mạng lớn và đang phát triển có kích thước như Bitcoin.

Blockchain giúp giảm chi phí giao dịch

Thông thường, người tiêu dùng trả tiền cho ngân hàng để xác minh một giao dịch, một công chứng viên để ký một văn bản, hoặc nhà mô giới để thực hiện một giao dịch mua bán nhà đất. Blockchain loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ 3 và cùng với đó là các chi phí liên quan của họ. Ví dụ, chủ doanh nghiệp phải trả một khoản phí nhỏ bất cứ khi nào họ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, vì các ngân hàng và công ty xử lý thanh toán phải xử lý các giao dịch đó.

Với công nghệ blockchain thì không có cơ quan trung ương và phí giao dịch thường nhỏ hơn.

Blockchain giúp giảm thời gian giao dịch

Các giao dịch được thực hiện thông qua một cơ quan trung ương có thể mất đến vài ngày để giải quyết.

Ví dụ: nếu bạn cố gắng gửi tiền cho bố mẹ vào tối thứ Sáu với hình thức chuyển khoản thông thường, bố mẹ bạn sẽ nhận được tiền vào tài khoản vào sáng thứ Hai.

Trong khi các tổ chức tài chính (ví dụ như ngân hàng) hoạt động từ 8h – 17h hàng ngày, nghỉ T7, CN, thì Blockchain hoạt động 24/7.

Các giao dịch có thể được hoàn thành chỉ trong vài giây hoặc vài phút hay cùng lắm vài giờ. Điều này đặc biệt hữu ích cho các giao dịch xuyên biên giới, thường mất nhiều thời gian hơn do các vấn đề về múi giờ và thực tế là tất cả các bên phải xác nhận việc xử lý thanh toán.

Blockchain giúp bảo mật cao hơn

Tất cả các thành viên của mạng Blockchain đều cần có sự đồng thuận về độ chính xác của dữ liệu và tất cả các giao dịch đã được xác thực là bất biến vì chúng được ghi lại vĩnh viễn. Không ai, kể cả quản trị viên hệ thống, có thể xóa một giao dịch.

Bất cứ khi nào có một khối mới được thêm vào blockchain, mọi máy tính trên mạng đều cập nhật blockchain của nó để phản ánh sự thay đổi. Bằng cách truyền bá thông tin đó qua mạng, thay vì lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu trung tâm, blockchain trở nên khó giả mạo hơn. Nếu một bản sao của blockchain rơi vào tay của một tin tặc, thì đó chỉ là một bản sao thông tin chứ không phải toàn bộ và tin tặc dù có chỉnh sửa trên đó cũng không làm thay đổi kết quả được.

Blockchain không thể đảo ngược giúp xây dựng niềm tin, minh bạch

Vì các khối dữ liệu trong Blockchain là bất biến và không thể đảo ngược hay thay đổi nên điều này giúp nhưng người tham gia tin tưởng vào nó.

Ngoài ra, hầu hết các blockchain đều là phần mềm mã nguồn mở nên ai cũng có thể xem mã của nó. Điều này cho thấy sự minh bạch khi ai cũng có thể xem, đề xuất thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống. Nếu đa số người dùng mạng blockchain đó đồng ý rằng phiên bản code mới với bản nâng cấp là hợp lý và đáng giá thì hệ thống có thể được cập nhật.

Blockchain có thể phân quyền

Điều này nghĩa là bạn có thể cho phép ai được quyền xem thông tin của bạn.

Nhược điểm của công nghệ Blockchain

Chi phí cho công nghệ cao

Thực tế đã chứng minh, việc mua các máy đào coin được tạo ra từ công nghệ Blockchain vô cùng tốn kém và lượng điện tiêu thụ thì vô cùng nhiều. Người ta ước tính hàng triệu máy đào Bitcoin trong 1 năm gần bằng lượng tiêu thụ điện hàng năm của Đan Mạch và con số này còn tăng nữa khi càng ngày càng nhiều người tham gia đào coin và có nhiều đồng tiền ảo được tạo ra.

Bị lợi dụng để giao dịch bất hợp pháp

Vì sự bảo mật mà blockchain đem lại cho người dùng mà nó cũng trở thành một vũ khí cho những kẻ xấu lợi dụng nhằm mục đích giao dịch bất hợp pháp. Ví dụ như DASH coin đã từng bị như vậy.

Chưa được sự ủng hộ từ pháp luật

Blockchain hiện nay ứng dụng chủ yếu vào tiền ảo mà thị trường này vẫn chưa được sự cho phép của luật pháp hầu hết các nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Vậy nên khi bạn đầu tư tiền vào sẽ có rủi ro rất cao và nếu bị mất tiền thì bạn không được pháp luật bảo hộ trong trường hợp này.

Phân loại Blockchain như thế nào?

Blockchain có thể được chia ra làm 4 loại như sau:

  • Public blockchain (Blockchain công khai): là mạng blockchain mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia, như Bitcoin, Ethereum, Polkadot…chẳng hạn.

  • Private blockchain (Blockchain riêng tư): là mạng blockchain thường được sử dụng cho từng công ty, tổ chức cụ thể, dùng để lưu trữ dữ liệu nội bộ.

  • Permissioned blockchain (Blockchain được cấp phép): là mạng blockchain mà chỉ những người được cấp phép mới có thể tham gia và xem thông tin.

  • Consortium blockchains (Blockchain liên hợp): ví dụ như xây dựng blockchain giữa các doanh nghiệp, tổ chức nhằm lưu giữ thông tin giao dịch mà các doanh nghiệp/tổ chức trao đổi với nhau.

Những ứng dụng thực tế từ công nghệ Blockchain

Xây dựng tiền điện tử từ Blockchain

Đây là cách mà Bitcoin và các đồng tiền điện tử đang làm. Những đồng tiền này được xây dựng theo cơ chế phi tập trung, không ai có quyền kiểm soát hay lấy mất tiền của bạn.

Ví dụ khi xem tin tức bạn có thể thấy có nhiều vụ người dân bị nhân viên ngân hàng hay bảo hiểm lấy mất tiền khi giao tiền cho họ. Vậy thì với công nghệ Blockchain, bạn tự quản lý tài sản của mình, không cần ai giữ hộ hay giao dịch hộ, nếu ai đó muốn lấy cắp thì cũng chỉ là một bản sao thôi vì thông tin tài sản của bạn vẫn còn lưu giữ ở các máy khác trong mạng Blockchain.

Từ những đồng tiền kỹ thuật số này, người ta có thể dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa với bất kỳ ai tại bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần qua trung gian hay phải trả phí giao dịch cao nữa.

Ứng dụng Blockchain trong game

Xây dựng trò chơi dựa trên công nghệ Blockchain không còn là điều gì mới mẻ nữa khi có khá nhiều trò chơi được tạo ra theo hình thức này và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.

Ví dụ trong số đó là: Axie Infinity, The Sandbox, Decentraland

Ứng dụng Blockchain trong y tế

Ngành y tế là ngành mà có lượng thông tin cần lưu trữ rất lớn về cả bệnh nhân, các trang thiết bị, thuốc thang, nhân viên y tế…

Khi ứng dụng Blockchain vào y tế, bệnh nhân có thể theo dõi lịch sử hồ sơ bệnh án của mình ở bất cứ đâu vào bất kỳ lúc nào mà không sợ bị mất. Ví dụ như hiện nay đi khám bệnh nhân phải mua sổ khám rồi nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu của bệnh viện. Sau khi khám xong được trả kết quả là những tờ giấy, kết quả xét nghiệm…Nhiều người đi khám nhiều nơi thì có tới mấy quyển sổ, giấy tờ xét nghiệm thì cả chập rồi họ để đâu lại quên mất.

=> Nếu ứng dụng công nghệ Blockchain vào y tế, bệnh nhân sẽ không cần phải nhớ những thông tin đó mà cũng không cần phải đến bệnh viện tra lại hồ sơ bệnh án làm gì cả.

Ứng dụng Blockchain vào giáo dục

Tương tự như y tế thì giáo dục cũng có rất nhiều con số cần lưu trữ như bảng điểm, thông tin học sinh, giáo viên…

Khi áp dụng công nghệ Blockchain vào giáo dục, thì việc sai sót thông tin sẽ được hạn chế, loại bỏ vấn nạn giả mạo văn bằng, chứng chỉ…

Ứng dụng khác từ công nghệ Blockchain

Ngoài ra, còn có rất nhiều lĩnh vực khác có thể ứng dụng công nghệ Blockchain như:

  • Nông nghiệp: quản lý được nguồn gốc xuất xứ, quá trình vận chuyển nông sản đến người tiêu dùng, giá cả…
  • Sản xuất: quản lý quy trình sản xuất ra sản phẩm, chuỗi cung ứng, hợp đồng mua nguyên liệu, giá cả…
  • Thương mại điện tử: thương mại điện tử là thị trường xảy ra các giao dịch mua/bán rất nhiều, nếu áp dụng được công nghệ blockchain vào giao dịch này thì sẽ giúp nhà sản xuất đến gần được với người tiêu dùng hơn và người tiêu dùng cũng sẽ có được niềm tin khi mua sắm hơn.
  • Tài chính – ngân hàng: xây dựng tài chính phi tập trung qua công nghệ blockchain sẽ giúp các ngân hàng xử lý giao dịch nhanh hơn, chính xác hơn, an toàn hơn.

Các version của Blockchain

Version 1 của Blockchain là tiền kỹ thuật số

Bitcoin ra đời với công nghệ Blockchain đã đặt nền móng cho việc phát triển của tiền ảo như ngày nay.

Version 2 của Blockchain là hợp đồng thông minh

Version 2 của công nghệ Blockchain gắn với Ethereum khi triển khai các hợp đồng thông minh, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố cảm tính hay đạo đức thường gặp khi làm việc với con người.

Xem thêm: Ethereum là gì?

Version 3 của Blockchain là các ứng dụng phi tập trung DApp

Các ứng dụng phi tập trung (DApp – Decentralized Application) chính là version 3 của công nghệ Blockchain khi có những ứng dụng được tạo ra dựa trên cơ chế ngang hàng (Peer-to-Peer).

Ví dụ như dựa vào nền tảng Ethereum, người ta phát triển thêm các ứng dụng phi tập trung khác như Uniswap, Opensea, MarkerDAO,  Curve…

Version 4 của Blockchain là việc ứng dụng vào thực tiễn

Ứng dụng vào thực tiễn chính là việc áp dụng công nghệ này vào giáo dục, y tế, nông nghiệp, sản xuất như phần trên.

Các thuận toán của Blockchain phổ biến hiện nay

  • POW: viết tắt của từ Proof of Work trong tiếng Anh, có thể dịch ra là bằng chứng công việc. Thuật toán này chính là dùng sức mạnh máy tính để giải các bài toán để giành được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới. Đây chính là công nghệ mà Bitcoin, Ethereum, Litecoin…đang sử dụng.

  • POS: viết tắt của từ Proof of Stake trong tiếng Anh, có thể dịch ra là bằng chứng cổ phần. Thuật toán này là việc đặt cược (stake) lượng coin lớn để giành quyền xác thực giao dịch và tạo khối. Đây là công nghệ mà Cosmos, Binance Coin…đang sử dụng. Ethereum đang phát triển để thay đổi sang công nghệ này giúp giao dịch nhanh hơn và giảm chi phí.

  • DPOS: viết tắt của từ Delegated Proof of Stake trong tiếng Anh, có thể dịch ra là bằng chứng ủy quyền cổ phần. Với thuật toán này, người ta sẽ bỏ phiếu cho một nhóm được chọn để thực hiện vai trò xác nhận các giao dịch. Đây là công nghệ mà ICON, Bitshares, EOS …đang sử dụng.

  • BFT: viết tắt của từ Byzantine Fault Tolerance trong tiếng Anh, có thể dịch ra là đồng thuận chống gian lận. Đây là công nghệ mà Ripple, Stellar, NEO…đang sử dụng.

  • PoA: viết tắt của từ Proof of Authority trong tiếng Anh, có thể dịch ra là đồng thuận dựa trên danh tiếng. Đây là công nghệ mà MakerDAO, ZINC…đang sử dụng.

TỔNG KẾT:

  • Blockchain là công nghệ mới, giúp lưu trữ dữ liệu phi tập trung, chính xác và không thể thay đổi, giả mạo
  • Blockchain có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ví điện tử, giáo dục, chuỗi cung ứng, y tế…tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tiền điện tử.
  • Công nghệ Blockchain được ra đời từ năm 1991 tuy nhiên phải đến khi Bitcoin ra đời vào năm 2009 thì mới có nhiều người biết đến nó.
  • Nhược điểm của Blockchain là gây tốn kém trong việc đầu tư vào công nghệ, bị lợi dụng cho giao dịch ngầm bất hợp pháp và ứng dụng tiền ảo xây dựng trên công nghệ Blockchain vẫn chưa được hợp pháp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
  • Hiện nay công nghệ Blockchain có các version đó là Tiền kỹ thuật số (crypto) => Hợp đồng thông minh (smart contract) => Ưng dụng phi tập trung (DApp) => Ứng dụng vào thực tiễn (giáo dục, y tế, ngân hàng, nông.
  • Blockchain có thể được chia thành các loại như: công khai, riêng tư, được cấp phép và liên hợp
Qua đây, hy vọng bạn đã hiểu Blockchain là gì cũng như ứng dụng, cách hoạt động và ưu nhược điểm của công nghệ này. Nếu như bạn vẫn còn điều gì thắc mắc, hãy để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Cùng tìm hiểu crypto với Blog tiền điện tử

Chào mừng bạn đến với blogtiendientu.net học tập kiến thức về thế giới tiền điện tử và blockchain! Trang web này là một nguồn tài liệu hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản và nâng cao của tiền điện tử, công nghệ blockchain, và toàn bộ hệ sinh thái Crypto.

Chúng tôi cung cấp các khóa học, bài giảng, bài viết và tài liệu thú vị để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tiền mã hoá, cách giao dịch an toàn, cách lập trình các ứng dụng blockchain, và nhiều thông tin quan trọng khác. Dù bạn là người mới bắt đầu hay một nhà đầu tư kỳ cựu, trang web này sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức cần thiết để tự tin hơn trong thế giới crypto đầy biến động.

Hãy tham gia cùng chúng tôi và bắt đầu hành trình khám phá về tiền điện tử và blockchain ngay hôm nay!

Thông tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *