Risk Reward là gì? Cách tính tỷ lệ Risk Reward & cách chọn Risk Reward hợp lý nhất

Thảo luận, hỏi đáp, cập nhật tin tức về giao dịch coin, forex, chứng khoán ở đây: Discord Dautu.IO

Tính được tỷ lệ Risk Reward, nhà đầu tư sẽ có được những giao dịch hiệu quả tối ưu hơn. Vậy Risk Reward là gì và cách tính tỷ lệ Risk Reward như thế nào? Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, cùng theo dõi hết bài viết dưới đây nhé.

Risk Reward là gì, bao nhiêu là tốt?

Risk Reward là gì?

Risk Reward (Risk/Reward Ratio, Risk:Reward Ratio hoặc Risk-Reward Ratio) được viết tắt là R:R, là chỉ báo cho biết tỷ lệ rủi ro so với lợi nhuận trong mỗi vị thế giao dịch. Trong đó Risk là rủi roReward là lợi nhuận. Dựa vào chỉ báo này bạn có thể biết được tỷ lệ thua lỗ, lời lãi là bao nhiêu, từ đó nhận định được xem vị thế này có nên mở hay hay không.

Risk Reward là gì? Cách tính tỷ lệ Risk Reward trong Trade Coin
Tìm hiểu về Risk Reward

Ví dụ:

  • Nếu bạn có tỷ lệ Risk Reward là 1:3, điều đó có nghĩa là bạn đang mạo hiểm 1 USD để có khả năng kiếm được 3 USD.
  • Nếu bạn có tỷ lệ Risk Reward là 1:5, điều đó có nghĩa là bạn đang mạo hiểm 1 USD để có khả năng kiếm được 5 USD.

Cách tính tỷ lệ Risk Reward như thế nào?

Để tính được chỉ số Risk Reward khá đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau:

Risk Reward Ratio = Stop loss/Take profit

Ví dụ: Dưới đây là cặp giao dịch XAUUSD ở khung thời gian D1. Trường hợp này mình tính điểm mua ở BUY 220 pip và điểm Take Profit là BUY 550 pip. Như vậy theo công thức cách tính tỷ lệ Risk Reward sẽ là: Risk Reward = 220/550 = 1/2,5. Tỷ lệ này bạn có thể thấy rằng, thua bạn sẽ bỏ ra 1 để kiếm được 2,5.

Risk Reward là gì? Hướng dẫn cách tính tỷ lệ Risk Reward
Ví dụ minh họa về công thức tính tỷ lệ Risk Reward

Tỷ lệ Risk Reward nên là bao nhiêu thì tốt?

Có thể khi tìm hiểu về Risk Reward là gì, bạn sẽ gặp được rất nhiều lời khuyên rằng:

“Tỷ lệ Risk Reward tối thiểu là 1:2”

Thật vớ vẩn. Bởi vì tỷ lệ Risk Reward bản thân nó là vô nghĩa, không có tác dụng gì lắm.

Tại sao lại như vậy? Để mình ví dụ cho bạn hiểu?

Giả sử bạn có tỷ lệ Risk Reward là 1:2 (đối với mỗi giao dịch bạn thắng, bạn kiếm được 2 đô la). Nhưng, tỷ lệ chiến thắng của bạn là 20%.

=>Trong số 10 giao dịch, bạn có 8 giao dịch thua và 2 giao dịch chiến thắng. Thử tính toán: Tổng lỗ = 1 đô la * 8 = – 8$, tổng thu nhập = $2 * 2 = $4, lỗ ròng = – $4

Thế nên bạn đã thấy tỷ lệ Risk Reward nó là vô nghĩa chưa? Điều quan trọng là bạn phải biết kết hợp tỷ lệ Risk Reward với tỷ lệ chiến thắng (Winrate), thì mới có thể kiếm tiền được.

Tầm quan trọng của tỷ lệ Risk Reward là gì?

Trong đầu tư, tỷ lệ Risk Reward nắm vai trò rất quan trọng, bởi nó giúp các nhà đầu tư xác định được những giao dịch hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Và để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cách tính tỷ lệ Risk Reward bạn có thể xem ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ: Trong 2 giao dịch có mức quản lý vốn giống nhau, mức Stop Loss là 2%:
Trường hợp hệ thống A: Tỷ lệ Risk Reward là 1/3 (Thua mất 2% và thắng được 6%), tỷ lệ winrate ~ 40%.  Mỗi tháng hệ thống A đánh 10 lệnh, trong đó 4 thắng và 6 thua. => Lúc này lợi nhuận tổng = 4*6% – 6*2% = 24% – 12% = 12%/tháng.
Trường hợp hệ thống B: Tỷ lệ Risk Reward là 1/1 (Thua và thắng đều), tỷ lệ winrate ~ 60%.  Mỗi tháng hệ thống B đánh 10 lệnh, trong đó 6 thắng và 4 thua. => Lợi nhuận hệ thống B/tháng = 6*2% – 4*2% = 12% – 8% = 4%.

Như vậy bạn có thể thấy rằng, hệ thống A tỷ lệ thắng ít hơn so với hệ thống B, nhưng tỷ lệ Risk Reward lại cao hơn, nên tính trung bình tháng thì hệ thống A vẫn kiếm được lợi nhuận cao hơn gấp 3 lần so với hệ thống B.

Mối quan hệ giữa Risk Reward và Winrate

Nếu tìm hiểu Risk Reward là gì, chắc bạn cũng hiểu Risk Reward và winrate là 2 yếu tố quan trọng trong giao dịch. Thông thường mọi người chỉ quan tâm đến winrate (xác suất chiến thắng) chứ không mấy quan tâm về Risk Reward.

Bạn đã bao giờ xem lịch sử giao dịch của mình, và nó hiển thị history của mình thường xanh lè xanh lét từ đầu tới cuối? Cứ vài chục lệnh xanh mới có 1 lệnh đỏ? Nhưng lệnh đỏ lại bằng cả trăm lệnh xanh cộng lại? … Đây là thực trạng chung mà rất nhiều người gặp phải.

Cũng không thể trách được, chúng ta thường có tâm lý “có lãi rồi, chốt cái đã”. Nhưng bạn có biết khi bạn chốt non 1 lệnh chỉ vài pip, bạn có biết rằng rủi ro của lệnh đó là mấy chục pip hay là mấy trăm pip không? Bạn có thể thoát được rủi ro đó khi đã chốt non 1 lệnh, nhưng bạn sẽ không thể thoát được rủi ro của MỘT CHUỖI LỆNH. Tức là bạn có thể chốt non 9 lệnh, mỗi lệnh được vài pip. Đến lệnh thứ 10, bạn gồng lỗ đến cháy cả tài khoản, hoặc may mắn hơn thì chỉ mất lợi nhuận của 9 lệnh còn lại thôi.

Winrate và Risk Reward rất đối lập với nhau. Winrate cao thì thường Risk Reward sẽ thấp, và ngược lại.

=> Việc cần làm là tìm và giữ một vị trí hợp lý giữa Risk Reward và winrate.

Thông thường mọi người đều nghĩ rằng tỷ lệ lệnh lời và lỗ của bạn về lâu dài (theo một cách tự nhiên) sẽ đi về cột mốc 50%. Nhưng với Winrate 50%, bạn sẽ chỉ có thể có lợi nhuận khi Risk Reward của bạn lớn hơn (tốt hơn) 1:1. Bằng không, về lâu dài, bạn sẽ thua lỗ.

Winrate cao là tốt (đương nhiên), nhưng thay vì tìm cách để gia tăng tỷ lệ winrate, thì lời khuyên dành cho bạn là: Hãy tìm cách nâng cao tỷ lệ Risk Reward.

Thường những nhà đầu tư mới chỉ quan tâm đến tỷ lệ thắng Winrate mà lãng quên đi tỷ lệ Risk Reward. Điều này dẫn tới việc trong quá trình bạn đầu tư thắng rất nhiều, nhưng chỉ cần một lệnh thua thì đã trở nên hòa vốn hoặc thậm chí là thua lỗ. Vì vậy, đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ thường cân bằng tỷ lệ Winrate và Risk Reward một cách hợp lý. Cho nên, thay vì bạn vào lệnh liên tục và ăn non, thì hãy nghiên cứu thật kỹ để có được những giao dịch có tỷ lệ Risk Reward cao, như vậy mới mong chiến thắng được thị trường.

Risk Reward có tác dụng gì? Cách tính tỷ lệ Risk Reward hiệu quả
Tỷ lệ Risk Reward và Winrate

Mẹo chọn tỷ lệ Risk Reward phù hợp với bạn nhất

Mình có công thức này chia sẽ với các bạn, đó là:

E = [1+ (W / L)] x P – 1

  • W có nghĩa là kích thước của chiến thắng trung bình của bạn
  • L có nghĩa là kích thước thua lỗ trung bình của bạn
  • P nghĩa là tỷ lệ thắng.

Ví dụ: Bạn đã thực hiện 10 giao dịch. 6 là giao dịch thắng và 4 giao dịch thua. Điều này có nghĩa là tỷ lệ phần trăm chiến thắng của bạn là 6/10 hoặc 60%.

  • Nếu 6 chiến thắng của bạn mang lại cho bạn lợi nhuận là $3.000, thì số tiền thắng trung bình của bạn là $3.000/6 = 500 đô la.
  • Nếu 4 lần thua của bạn là $1,600, thì mức lỗ trung bình của bạn là $1,600/4 = $400.

Tiếp theo, áp dụng các số liệu này vào công thức: E = [1+ (500/400)] x 0,6 – 1 = 0,35 hoặc 35%.

Tức là, trong dài hạn, mục tiêu lợi nhuận phù hợp với bạn sẽ là 35%.

=> Điều này có nghĩa là mình không muốn bạn quá quan tâm Risk Reward là bao nhiêu. Bạn có thể có tỷ lệ Risk Reward từ 1 đến 0,5, nhưng nếu tỷ lệ thắng của bạn đủ cao… bạn vẫn sẽ có lãi trong thời gian dài.

Hãy nhớ, thứ quan trọng không phải tỷ lệ thắng, cũng không phải Risk Reward, mà nó là kỳ vọng lợi nhuận mục tiêu của bạn.

Trên đây là những nội dung về Risk Reward là gì? Có thể thấy Risk Reward là thuật ngữ khá phổ biến, được nhiều người nhắc tới, nhưng cá nhân mình đánh giá nó không quá quan trọng để bạn phải “cân đo đong đếm” trước mỗi quyết định đầu tư. Thay vào đó, hãy lên một kế hoạch đầu tư phù hợp, có mục tiêu lợi nhuận rõ ràng, không quá tham lam, và chỉ nên tham gia thị trường khi bạn biết được tỷ lệ thắng sẽ rất cao. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn thành công.


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *