Retroactive coin hiện đang là thuật ngữ nhận được sự quan tâm rất lớn trong thời gian gần đây. Nhưng cụ thể retroactive là gì? Retroactive và airdrop khác gì nhau? Đâu là những dự án có tiềm năng rectroactive trong thời gian sắp tới? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- 1 Retroactive là gì trong crypto?
- 1.1 Retroactive là gì?
- 1.2 Mục đích của Retroactive là gì?
- 1.3 Xu hướng Retroactive trong thời gian tới
- 1.4 Kinh nghiệm săn kèo Retroactive
- 1.5 List coin có khả năng Retroactive trong năm 2022
- 1.5.1 Socean
- 1.5.2 Ondo Finance
- 1.5.3 Element Finance
- 1.5.4 SlingShot
- 1.5.5 DeBank
- 1.5.6 Symmetry
- 1.5.7 BridgeSplit
- 1.5.8 Node Starknet
- 1.5.9 TokenSets
- 1.5.10 Zapper
- 1.5.11 Hedgehog Markets
- 1.5.12 zkSync
- 1.5.13 Cozy Finance
- 1.5.14 Arbitrum
- 1.5.15 TerraSwap
- 1.5.16 HydraSwap
- 1.5.17 Node Aptos
- 1.5.18 Zeta
- 1.5.19 Hop Protocol
- 1.5.20 Dharma
Retroactive là gì trong crypto?
Retroactive là gì?
Retroactive là một hình thức airdrop, nhưng dành cho những người đã ủng hộ, sử dụng hay đóng góp kiến cho việc phát một dự án tiền điện tử.
Hầu hết các nhà đầu tư đều rất yêu thích việc nhận được retroactive, bởi họ sẽ nhận được thêm nhiều đồng token miễn phí được phân phối từ dự án.

Retroactive và airdrop khác gì nhau?
Thực tế, retroactive cũng là một hình thức Airdrop, nhưng ở mức độ nâng cao và đặc biệt hơn.
Ví dụ: Airdrop gồm nhiều hình thức, bao gồm cả những hình thức sơ khai: join telegram, tweet, điền form … là cũng có thể nhận được token thưởng. Airdrop rất dễ tham gia, không yêu cầu nhiều kiến thức, không tốn phí… Trong khi đó, Retroactive đòi hỏi người tham gia phải bỏ tiền thật, và hầu hết những người nhận được retroactive đều là những người hiểu thực sự về dự án, phải research qua về nó.
Mục đích của Retroactive là gì?
Vậy tại sao phải retroactive coin? Mỗi khi một dự án quyết định retroactive thì nó hướng tới những mục tiêu sau:
- Tri ân cộng đồng: Mục đích đầu tiên của retroactive chính là tri ân cho những người đã sử dụng và đóng góp cho sự phát triển của dự án. Những người này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp dự án hoàn thiện hơ. Chính vì vậy, việc gửi tặng một số token cho đối tượng này là vô cùng cần thiết.
- Thu hút người dùng mới: retroactive cũng là công cụ giúp quảng bá dự án. Bởi sẽ những kênh thông tin hoặc người dùng truyền tai nhau về tin tức liên quan đến airdrop. Từ đó sẽ làm tên tuổi, hình ảnh của dự án coin được lan rộng hơn.
- Phân phối token: Muốn một dự án coin hoạt động, thì phải có người bán và người mua. Ban đầu, chỉ có chủ dự án mới nắm giữ token và không bán cho ai. Vì vậy, họ cần phải phân phối một lượng token của mình để tạo thanh khoản cho thị trường. Và Retroactive/Airdrop là một hình thức hữu hiệu để phục vụ cho mục đích này
Co thể thấy, retroactive là “nước cờ” giúp đôi bên (dự án và người dùng) đều có lợi. Tuy nhiên hiện nay, retroactive dần đi theo hướng tiêu cực hơn, ví dụ như:
- Lượng người dùng săn retroactive/airdrop ngày càng nhiều: Nhưng mục đích chính không phải là vì dự án hoặc quan tâm đến dự án, mà thường là đầu cơ. Sau đó nếu được tặng token, họ sẽ nhanh chóng mang đi bán xả để thu lợi. Những người dùng này không tạo thêm giá trị cho dự án và nếu được airdrop thì số token đó cũng sẽ được mang đi xả luôn.
- Retroactive nhiều lúc cũng phải hứng chịu sự giận dữ từ cộng đồng. Bởi lượng người tham gia airdrop/retroactive ngày càng nhiều, và ai cũng muốn nhận được nhiều phần thưởng. Nhưng nếu trả thưởng không phù hợp thì sẽ gây ra sự giận dữ, kéo đến FUD hàng loạt.
Xu hướng Retroactive trong thời gian tới
Những xu hướng retroactive khả năng cao sẽ được áp dụng trong thời gian tới:
- Thưởng cho người dùng thực sự: Dự án coin sẽ nâng cao tiêu chuẩn lên để lọc bớt những người săn airdrop, và chỉ hưởng cho người dùng thực sự.
Vậy làm thế nào để ta biết đâu là “người dùng thực sự”?
→ Người dùng sẽ nhận được một thứ gì đó để chứng nhận cho những đóng góp của bản thân. Những thứ này có thể là NFT, một vị trí đặc biệt trong discord để người dùng làm thêm những nhiệm vụ khác. Đây có thể coi như cánh cửa tiếp theo để người dùng nhận được retroactive.
Tóm lại để nhận được retroactive trong thời gian tới, người dùng sẽ cần đóng góp cho dự án nhiều hơn và những dự án áp dụng model này chắc chắn sẽ có một “chứng nhận” nào đó để tặng cho người dùng.
Thưởng cho những công việc có độ khó cao: Một vài công việc có độ khó cao nhưng phần thưởng hấp dẫn có thể kể tới như:
- Chạy node: là một loại hình đóng góp độ khó cao và có tiềm năng nhận được phần thưởng retroactive giá trị lớn. Để chạy node yêu cầu một chút kỹ thuật trong quá trình thực hiện nên số người tham gia hiện tại còn thấp, đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh cũng thấp hơn. “Càng khó càng làm”.
- Tham gia Bug Bounty: Bug bounty là phần thưởng cho những nhà lập trình tìm và report lỗi về code của dự án. Ví dụ: Polygon cũng thông báo về bug bounty trị giá 2 triệu USD cho những ai tìm ra lỗi trong smart contract của dự án.
Ngoài ra, bạn hãy ưu tiền tìm kiếm những dự án thưởng người dùng NFT. Bởi NFT đang được ứng dụng rất hiệu quả để làm chứng nhận và tham gia vào các nhiệm vụ tiếp theo của dự án. Nếu đó là một dự án tiềm năng có NFT và chưa có token. Ta có thể phân bổ một phần vốn để mua NFT và tham gia vào các nhiệm vụ liên quan. Hầu hết loại NFT như vậy hiện tại đang rất rẻ.
Kinh nghiệm săn kèo Retroactive
Bạn đã tìm hiểu về retroactive là gì, chắc hẳn bây giờ bạn sẽ thắc mắc rằng tìm những kèo, những thông tin về các dự án sắp có retroactive ở đâu?
Cái này phải đi săn, mà đi săn cần thời gian và kiên nhẫn. Tuy nhiên bạn có thể tìm kiếm thông tin các dự án bằng cách:
- Follow các kênh twitter chính của các đồng coin nền tảng như Polygon, Solana, Avalanche , ChainLink… để biết các dự án mới nào được ra mắt có sản phẩm mà chưa có token.
- Follow các kênh chia sẻ kiến thức, kênh cộng đồng về crypto trên các diễn đàn tại medium, discord, facebook..
- Follow các channel thông tin về các kèo Airdrop/Retroactive của CoinF, Defilama, Coin98…
Thường thì:
-
Dự án coin nào mà có doanh thu khủng, nhiều triển vọng mà chưa có token thì khả năng rất cao là sớm muộn gì cũng có chương trình retroactive cho người dùng cũ.
-
Các dự án có doanh thu, đã có token cũng có thể có chương trình retroactive để kích thích người dùng tiếp cận dự án hơn nữa.
Ví dụ: 1inch đã trở nên phổ biến sau khi kết thúc chương trình airdrop đầu tiên. Nhưng ngày 17 tháng 2 năm 2021, họ đã thông báo rằng họ sẽ tiếp tục retroactive cho người dùng Uniswap.
*** Có thể tham khảo thêm list săn kèo retroactive/airdrop đang được MarginATM tổng hợp và chia sẻ: TẠI ĐÂY ***
List coin có khả năng Retroactive trong năm 2022
Còn dưới đây là những đồng coin mà dautu.io nhận thấy chúng có nhiều khả năng sẽ có retroactive trong thời gian tới. Bạn cùng tham khảo và nếu muốn tham gia, hãy cùng làm theo những hướng dẫn bên dưới nhé.
Socean
Socean là một stake pool hoạt động trên blockchain của Solana, mục đích của việc nó là:
- Nâng cao khả năng staking của đồng SOL trong hệ hệ sinh thái Solana, và cải thiện lợi nhuận đặt cược cho người dùng.
- Tăng cường phân cấp và khả năng chống kiểm duyệt.
- Khuyến khích và khen thưởng những người xác nhận một cách hợp lý theo những đóng góp và tính minh bạch của họ
Hiện tại, SOCEAN đang tiến hành thử nghiệm mạng lưới. Để tham gia, vui lòng làm theo các bước sau:

Bước 1: Để tham gia mạng thử nghiệm dự án Socean, hãy truy cập trang web sau đó kết nối Phantom, Sollet,…
Bước 2: Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một số SOL trong ví của mình.
Bước 3: Nhập số lượng SOL bạn muốn đặt cược, sau đó nhấn STAKE.
Ondo Finance
Ondo Finance là một nền tảng tài chính phi tập trung cho bất kỳ ai, cung cấp cho người dùng công cụ có thể vay với lãi suất thấp, hoặc cho vay với lợi nhuận cao. Ondo Finance được thành lập bởi Nathan Allman và Pinku Surana, cả hai đều thuộc Goldman Sachs trước đây. Nhóm cũng bao bao gồm các cựu sinh viên từ Facebook, Microsoft, Symbiont, BadgerDAO, quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu cơ và nhiều công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bởi mạo hiểm. Chính vì đội ngũ hùng hậu, nên mình đánh giá cao dự án này và cho rằng nó là một đồng coin có tiềm năng retroactive trong thời gian tới.

Ondo Finance thông báo đã huy động được 4 triệu đô la, và vòng gọi vốn có nhiều cái tên lớn tham gia như Pantera Capital dẫn đầu với sự tham gia của Genesis, Digital Currency Group , CMS , CoinFund , Chapter One , Bixin , Divergence , Protoscale Capital và The LAO , cùng với các nhà đầu tư thiên thần như Stani Kulechov (người sáng lập Aave), Josh Hannah ( người sáng lập Betfair), Richard Ma (người sáng lập Quantstamp), Diogo Monica (người đồng sáng lập Anchorage) và Christy Choi (cựu Giám đốc đầu tư tại Binance).
Element Finance
Element Finance đã huy động được 32 triệu đô la vòng Series A với mức định giá 320 triệu đô la. Công ty đã và đang xây dựng một giao thức DeFi mới trên nền tảng của blockchain Ethereum. Nó cho phép bạn kiếm được lợi nhuận có thể dự đoán được từ các khoản đầu tư nhờ vào tỷ lệ cố định trong một khoảng thời gian xác định trước.
Polychain Capital đang dẫn đầu vòng gọi vốn ngày nay. Các nhà đầu tư mới khác bao gồm Republic, Advanced Blockchain, P2P Validator, Rhestone, Ethereal Ventures, Andreessen Horowitz, Placeholder, A_Capital0 và Scalar Capital…
SlingShot
Slingshot là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được phát triển trên mạng Polygon, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Slingshot đang có giao diện UI/UX thân thiện, cho phép người dùng tải xuống lịch sử giao dịch. Ngoài ra, Slingshot còn có tính năng chat toàn cầu ngay trên sàn, giúp bạn nói chuyện mọi nơi với người lạ.
Nhóm đứng sau Slingshot Finance đã huy động được 15 triệu đô la trong vòng gọi vốn Series A. Ribbit Capital dẫn đầu vòng này, cùng với K5 Global, Shrug Capital, The Chainsmokers, Jason Derulo (ca sĩ người Mỹ), Guillaume Pousaz (người sáng lập Checkout.com) và Austin Rief (Giám đốc điều hành Morning Brew) cũng tham gia.

Để trải nghiệm các tính năng trên sàn giao dịch, bạn cần chuẩn bị ví Metamask có thêm mạng Polygon và MATIC, USDC. Các bước sử dụng Slingshot:
Bước 1: Truy cập Slingshot:
Bước 2: Kết nối Slingshot với Metamask Wallet
Bước 3: Chuyển đổi mạng thành Mạng Matic (Polygon) trên ví Metamask
Bước 4: Nhập số lượng USDC bạn muốn hoán đổi sang MATIC. Bạn nhập số USDC rồi bấm Xem lại Lệnh để thực hiện Hoán đổi
DeBank
DeBank là giải pháp ví tất cả trong một, cung cấp tất cả các dịch vụ DeFi cần thiết như theo dõi danh mục đầu tư DeFi, phân tích các giao thức cho vay phi tập trung, stablecoin, nền tảng giao dịch đã ký quỹ và trao đổi phi tập trung, trao đổi mã thông báo.
Với DeBank, bạn có thể dễ dàng theo dõi danh mục đầu tư của mình thông qua 569 giao thức DeFi trên 11 chuỗi bao gồm Ethereum, BSC, xDai, Polygon, Fantom, OKExChain, HECO, Arbitrum, Avalanche, Optimism, Celo. Hiện tại, dự án vẫn chưa phát hành token.
Symmetry
Symmetry là dự án giúp dễ dàng tạo và đầu tư vào các chỉ số tiền điện tử. Với Symmetry, người dùng có thể tạo chỉ mục của riêng họ hoặc mua chỉ mục do người khác tạo. Symmetry giuớ đa dạng hóa danh mục đầu tư tiền điện tử, quản lý rủi ro và kiếm tiền một cách thụ động.
Symmetry đã thông báo kết thúc thành công đợt gây quỹ đầu tiên với những người ủng hộ nổi bật, dẫn đầu là AlamedaResearch, Coin98VC, gbvofficial, Rarestonecap, ROKCapital, SolanaNews, SolanaInsiders, Solana_Mates, Sola_System…
BridgeSplit
BridgeSplit (dự án NFT Market trên Solana) là nền tảng để khởi chạy và giao dịch các sản phẩm phái sinh NFT. BridgeSplit sẽ thúc đẩy việc xây dựng và tham gia các vũ trụ và trải nghiệm mới, mở ra một mô hình tiện ích mới cho NFT.
BrigheSplit đang khởi chạy Layer cơ sở hạ tầng để tạo khả năng tương tác giữa các dự án NFT và DeFi. Sản phẩm cốt lõi của BridgeSplit cung cấp một khuôn khổ cho sự phát triển thị trường và tiện ích của NFT.
Node Starknet
StarkNet là giải pháp layer 2 Ethereum sử dụng công nghệ ZK-Rollup được tạo ra bởi Starkware, công ty có định giá 8 tỷ USD trong vòng gọi vốn mới đây. Starknet hiện tại là một trong những giải pháp mở rộng đáng chú ý nhất và có cho phép chạy node.
TokenSets
TokenSets (còn được gọi là Set Protocol) là một giao thức blockchain được xây dựng để quản lý tài sản tiền điện tử chỉ bằng một cú nhấp chuột. Nhà phát triển giao thức Set Labs được dẫn dắt bởi Injae Yeo.
TokenSets cũng là một nền tảng giao dịch xã hội, nơi một số người dùng có thể sao chép các giao dịch của các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Đổi lại, các nhà giao dịch tính một tỷ lệ phần trăm nhất định trên mỗi giao dịch được sao chép. Nếu giao dịch của nhà giao dịch thành công trong hầu hết các trường hợp, thì nhà giao dịch có thể dễ dàng thu thập người đăng ký và có được thu nhập thụ động ổn định.
Zapper
Zapper là một Aggregation Layer giúp người dùng tương tác với các dự án crypto dễ dàng hơn. Zapper từng tổ chức sự kiện NFT season, người dùng đăng nhập hàng ngày và làm các tác vụ trên Zapper sẽ nhận được điểm Xp, khi đủ Xp thì có thể đổi ra NFT.
Hiện tại những NFT đó là “vô dụng”, nhưng Zapper là một sản phẩm tốt và đang phát triển rất nhanh. Do đó, ta hoàn toàn có thể kỳ vọng về việc NFT sẽ có thêm lợi ích trong tương lai.
Hedgehog Markets
Tương tự như Polymarket, Hedgehog Markets là một nền tảng phi tập trung được xây dựng trên Solana để dự đoán sự kiện trong thế giới thực. Theo nhiều nhận định, đây rất có thể là một trong những dự án có tiềm năng reatroactive trong thời gian tới.
zkSync
zkSync là một giải pháp mở rộng quy mô của chuỗi khối Ethereum được xây dựng trên ZK Rollup. Nó có phí gas thấp hơn để chuyển các token ETH hoặc ERC20 cũng như hỗ trợ NFT lớp 2 tự nhiên.
Cozy Finance
Cozy là một giao thức mã nguồn mở cho Thị trường Bảo vệ. Thị trường bảo vệ cho phép bạn cung cấp và nhận được sự bảo vệ khỏi các điều kiện xác định trước, chẳng hạn như mất tiền do hack hợp đồng thông minh. Bất kỳ ai cũng có thể tạo và sử dụng Thị trường bảo vệ.
Arbitrum
Arbitrum là một giải pháp mở rộng quy mô Lớp 2 giải quyết các vấn đề tắc nghẽn trên Ethereum. Trong đó, lớp 2 là công nghệ hoặc hệ thống chạy trên lớp 1. Chúng kế thừa bảo mật từ lớp 1, có khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn, giảm chi phí và có tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn.
TerraSwap
TerraSwap là một Sàn giao dịch phi tập trung với hơn 1,2 tỷ đô la TVL trên Terra sử dụng AMM lấy cảm hứng từ Uniswap. Dự án được Terra cấp nhưng người dùng không thể tạo nhóm trên nền tảng. Mặc dù đã hoạt động được một thời gian, TerraSwap vẫn chưa phát hành mã thông báo của mình. Do đó, dự án này là ứng cử viên tiềm năng trong danh sách các dự án có nhiều khả năng retroactive.
HydraSwap
HydraSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) chạy trên Solana để cung cấp cho người dùng trải nghiệm giao dịch trao đổi tập trung (CEX). Được cung cấp bởi Hydra Market Maker (HMM), HydraSwap là một AMM hiệu suất cao tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản.
Tầm nhìn của dự án là thu hút nhiều thanh khoản hơn cho các sàn giao dịch phi tập trung và mang lại trải nghiệm giao dịch như sàn giao dịch tập trung cho người dùng DeFi. HYS là mã thông báo quản trị của HydraSwap. Tổng nguồn cung của HYS là 100 triệu token. HYS được phát hành trên Solana. Thông qua một cầu nối xuyên chuỗi, HYS có thể được hoán đổi cho các đồng tiền/token khác trên BSC như HECO hoặc ETH.
Node Aptos
Aptos là một dự án blockchain layer 1 đã huy động được 200 triệu USD từ nhiều quỹ nổi tiếng. Dự án đang chạy devnet và sẽ ra mainnet trong cuối năm 2022. Đây cũng là một dự án mà bạn cần theo dõi nếu đang quan tâm đến retroactive là gì.
Zeta
Zeta Markets là một giao thức phái sinh cung cấp một sản phẩm quyền chọn phi tập trung thông qua việc thế chấp tài sản của các cá nhân và tổ chức thông qua danh mục đầu tư và ký quỹ sổ lệnh. Nhiệm vụ của Zeta là cung cấp cho hệ sinh thái một nền tảng quyền chọn an toàn, để người dùng đầu tư với rủi ro thấp nhất và đưa ra ý kiến về vô số biến động thị trường.
Zeta Dex là một sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên blockchain của Solana. Zeta đang giải phóng sức mạnh của giao dịch phái sinh DEX bằng cách đưa khả năng giao dịch phái sinh của CeFi lên DeFi.
Hop Protocol
Hop Protocol là một nhóm nghiên cứu khả năng tương tác trong hệ sinh thái Ethereum Layer 2. Hiện tại, Hop Protocol đã mở cầu nối với các chuỗi Ethereum, Polygon, xDai, Optimism, Arbitrum.
Giao thức Hop sẽ là cầu nối khóa các token mà người dùng muốn chuyển giữa các mạng và phát hành “hTokens” của riêng nó để chuyển đổi giữa hai mạng nhanh hơn và rẻ hơn. Các hTokens sẽ bị phá hủy sau khi đổi. Ngoài ra, Hop Protocol sẽ ra mắt một stableSwap tạo thị trường tự động (AMM) trên mỗi mạng được hỗ trợ để tạo điều kiện trao đổi giữa hTokens và tài sản cơ bản của người dùng.
Dharma
Dharma là ví Ethereum duy nhất giúp người dùng có thể chuyển đô la giữa tài khoản ngân hàng của họ và các sàn giao dịch phi tập trung như Uniswap một cách liền mạch. Dharma cũng giống như Coinbase, nhưng rẻ hơn và có số lượng token gấp hơn 100 lần. Nếu Coinbase chỉ có 127 token, thì Dharma có 76.493 token.
Hiện tại, dự án đang chạy bản Beta 2 trên mạng Ethereum và Polygon. Bạn có thể tải xuống ứng dụng và hoán đổi token để có cơ hội nhận retroactive trong tương lai.
- Có thể bạn quan tâm: Airdrop Coin là gì? Có nên tham gia Airdrop không & hướng dẫn A-Z?
Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về retroactive là gì, kinh nghiệm săn retroactive cùng gợi ý những dự án có nhiều tiềm năng sẽ có retroactive. Có thể thấy, retroactive có thể giúp khoản đầu tư của bạn mang lại lợi nhuận đáng kể, tuy nhiên nó đòi hỏi phải nỗ lực, kiên nhẫn rất nhiều. Nếu còn có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để chúng mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn đầu tư thành công.
Source link