Quy luật dòng tiền trong crypto – Bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên biết !!!

Thảo luận, hỏi đáp, cập nhật tin tức về giao dịch coin, forex, chứng khoán ở đây: Discord Dautu.IO

Bạn có biết được khi nào một đồng coin tăng giá không? Đó chính là khi có dòng tiền được bơm vào. Thế nhưng, dòng tiền sẽ được bơm vào đâu, hệ sinh thái nào, đồng coin nào? Khi nào các altcoin sẽ tăng giá mạnh? Tại sao khi Bitcoin giảm mà một số altcoin lại tăng giá? Có hàng trăm câu hỏi xoay quanh chủ đề quy luật dòng tiền trong crypto.

Thực chất, dòng tiền trong crypto đi theo một quy luật mà ít người để ý. Chính vì vậy, bằng cách theo dõi và nắm bắt được quy luật dòng tiền trong crypto sẽ giúp bạn có thể biết được mình nên rót vốn vào đồng coin nào, thời điểm nào, từ đó tìm được những cơ hội đầu tư có lợi nhuận nhanh mà không bị chôn vốn.

Dòng tiền trong crypto là gì? Chính là dòng tiền của các nhà đầu tư trong thị trường đang được đổ về đâu.
Tuy nhiên, để bạn dễ dàng hiểu được các quy luật dòng tiền trong crypto hơn, chúng mình sẽ phân nó thành (1) dòng tiền vĩ mô và (2) dòng tiền vi mô nhé.

Dòng tiền vĩ mô trong Crypto

Dòng tiền vĩ mô trong Crypto là gì?

Dòng tiền trong crypto – vĩ mô là cách mà các đồng tiền thông minh di chuyển giữa Fiat – BTC – Top caps – Mid caps – Small Caps.

Dòng tiền vĩ mô trong crypto
Dòng tiền vĩ mô trong crypto

Giống như thị trường tài chính truyền thống, chỉ khi nào có dòng tiền đổ vào thì thị trường mới trở nên sôi động, phát triển rất nhanh. Nhưng dòng tiền không ở cố định một chố, mà nó cần được di chuyển liên tục, và đem lại lợi nhuận cho những người dùng ở những nơi nó đi qua.

Ví dụ: Khi Bitcoin tăng giá, những đồng altcoin khác chỉ tăng nhẹ hoặc. Nhưng khi Bitcoin Dominance (tỷ lệ vốn hóa của BTC/toàn thị trường) giảm – chứng tỏ dòng tiền đang được rút ra khỏi Bitcoin, thì ngay lập tức những đồng coin Mid cap tăng đột biến.

Quy luật dòng tiền trong vĩ mô trong Crypto

Khi phân tích quy luật dòng tiền trong crypto, thì đại đa số chúng đều trải qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Bạn sẽ thấy rằng dòng tiền sẽ đổ vào Bitcoin đầu tiên, sau đó là báo chí, truyền thông sẽ liên tục đưa tin “BTC tăng mạnh, liên tục lập đỉnh…vv…”. Các tin tức truyền thông có thể mua, thao túng được. Mục tiêu và kết quả sau cùng là thu hút nhiều người mới tham gia vào thị trường => Có thêm dòng tiền mới đổ vào.
  • Giai đoạn 2: Sau khi Bitcoin tăng mạnh tới một mức nhất định (thường thì sẽ phá ATH, thậm chí x2 x3). Lúc này, nhiều nhà đầu tư sẽ thấy giá BTC quá cao rồi, nên dòng tiền sẽ chuyển xuống các đồng Top caps như Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BNB), Avalanche (AVAX), Cardano (ADA), Polkadot (DOT), Solana (SOL), Tron (TRX), Cosmos (ATOM), Polygon (MATIC)… Thông thường, chúng sẽ là các đồng coin top đầu thị trường tính theo vốn hóa, thường là các đồng coin nền tảng nổi tiếng. Bạn cũng cần phải hiểu rằng, dòng tiền trong crypto muốn vào được một hệ sinh thái, nó phải đi qua các đồng coin nền tảng này.

Những đồng coin đã có đầy đủ hệ sinh thái, những mảnh ghép đã hoàn thiện và sẵn sàng đón dòng tiền tới. Còn nếu hệ sinh thái chưa hoàn tiện, thì nó sẽ có ít cơ hội thu hút dòng tiền hơn. Dòng tiền cũng sẽ không ở lại lâu mà chuyển qua hệ sinh thái khác. Và bạn cũng cần lưu ý, dòng tiền sẽ luân chuyển liên tục, một hệ sinh thái có thể đón nhận dòng tiền tới 2 – 3 lần trong một chu kỳ của thị trường.

  • Giai đoạn 3: Dòng tiền thông minh sẽ chuyển dần qua các coin Midcap, điển hình là những coin từ top 50-100 trên bảng xếp hạng tính theo vốn hóa. Tất nhiên không phải tất cả những đồng coin thuộc nhóm này đều tăng, chỉ có những dự án thực sự có nền tảng, hoặc có nhiều tin tức tích cực sắp tới.

Hãy nhớ rằng, một đồng coin nào đó không thể tự dưng tăng giá. Nó cần những tin tức tốt để hợp lý hoá biểu đồ. Những tin tức tốt có thể là: ra mắt ứng dụng mới, thêm nhiều nhà đầu tư/đối tác mới, hợp tác với KOL lớn,… Ngoài ra, thì cũng có thể là những đồng coin DEX, AMM, Lending,… ở trong một hệ sinh thái (Mình sẽ nói rõ hơn ở dòng tiền vi mô bên dưới.

  • Giai đoạn 4: Dòng tiền bắt đầu chuyển qua các coin Low caps. Lúc này này, hàng loạt các đồng Coin rác, meme coin x10 x100 lần. Rất nhiều đồng coin đã sideway cả năm trời, bỗng dưng đội mồ sống dậy, được bơm rất mạnh và tăng như vũ bão.

Việc bơm một đồng coin rác x10 x100 dễ hơn rất nhiều so với bơm một đồng coin top tăng 50%. Vì vậy bạn phải cẩn trọng, tăng nhanh đồng nghĩa với giảm nhanh. Tuyệt đối không bao giờ được all in vào những đồng coin như vậy, bởi nếu không cẩn thận bạn sẽ đu trúng đỉnh, và tài khoản của bạn có thể bị chia 5,10 chỉ sau 1 đêm.

Dòng tiền vi mô trong crypto

Dòng tiền vi mô trong Crypto là gì?

Nếu như dòng tiền vĩ mô là sự dịch chuyển dòng tiền từ Fiat -> BTC -> Top Caps -> Mid caps -> Low caps, hoặc đi sâu hơn nó còn là sự dịch chuyển giữa các blockchain layer 1 Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BNB), Avalanche (AVAX), Tezos (XTZ), Algorand (ALGO),  Cardano (ADA), Polkadot (DOT),…

Trong khi đó, dòng tiền trong vi mô là dòng tiền chảy qua các lớp Layers, các categories bên trong mỗi hệ sinh thái crypto. Để hiểu được thì trước tiên bạnhải hiểu thế nào là layer 1, 2, 3, 4.

Mapping các lớp layer trong Defi
  • Layer 1: Chính là các nền tảng blockchain cơ bản, sở hữu một mạng hoàn chỉnh, có thể hoạt động mà không cần blockchain nào khác. Ví dụ: Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BNB), Avalanche (AVAX),…   Công nghệ của layer 1 sẽ ảnh hưởng tới tốc độ, phí giao dịch của các lớp layers 2, 3, 4
  • Layer 2: Các dApp được build trên nền tảng của Layer 1, bao gồm các dự án làm về Stablecoins, AMM, Lending Borrowing, Synthetics Assets, IDO Platform, Invest Management, Margin Trading, Derivatives, Insurance, NFT Issures, NFT Marketplaces, hoặc các dự án làm về cơ sở hạ tầng như Payment và Bridge (cầu nối),….
  • Layer 3: Các Dapp được build để sử dụng trực tiếp tài nguyên trên lớp Layer 2. Layer 3 tương tự như Layer 2. Nó cũng là Dapps trên Layer 1. Ngoại trừ việc chúng sử dụng tài nguyên Layer 2, những tài nguyên này có thể là Liquidity (Thanh khoản), Assets do Layer 2 cung cấp.

Tuy nhiên, bạn không cần quá quan tâm tới việc phân loại layer 2, 3. Bởi có những sản phẩm vừa nằm ở layer 2 vừa nằm ở layer 3. Việc chúng ta cần quan tâm đó là dự án đó giải quyết được những vấn đề mà hệ sinh thái đang gặp phải, và chúng có tính ứng dụng trong thực tế hay không.

Quy luật dòng tiền crypto trong vi mô

Hay chính là quy luật mà dòng tiền lần lượt chảy qua các lớp trong một blockchain/hệ sinh thái. Nó có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 – Dòng tiền bắt đầu vào trong hệ sinh thái

Chắc chắn đầu tiên dòng tiền sẽ phải chảy qua Layer 1, bởi để tham gia được vào một hệ sinh thái thì sẽ cần phải mua đồng coin nền tảng của hệ sinh thái đó.

Ví dụ: Nếu bạn muốn “skin in the game” trong hệ Solana, thì bắt buộc phải mua SOL để làm phí giao dịch. Khi đó anh em sẽ thấy đồng SOL tăng giá chóng mặt, kéo theo đó là những sản phẩm ở lớp layer 2 cũng chuẩn bị tăng theo.

  • Giai đoạn 2 – Dòng tiền chảy trong Layer 2

Ở giai đoạn này, dòng tiền sẽ tìm kiếm những cơ hội phát triển trên layer 2. Điển hình thì khi đồng coin nền tảng đón nhận được dòng tiền, thì các AMM – DEX của hệ sinh thái đó cũng đồng thời tăng giá.

Tiếp đến sẽ là nhu cầu về Lending – Borrow, đây là hoạt động tài chính rất quan trọng ở bất kỳ thị trường nào để dòng tiền có thể luân chuyển và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, một số nhà đầu tư cũng sẽ tham gia các đợt IDO của dự án, vì vậy những nền tảng IDO Platform ra đời để giải quyết nhu cầu này.

  • Giai đoạn 3 – Dòng tiền tìm kiếm cơ hội sinh lời

Lúc này, dòng tiền sẽ liên tục tìm kiếm những cơ hội đầu tư ở lớp Layer 2 và Layer 3. Miễn sao có cơ hội sinh lời thì dòng tiền sẽ được thu hút về đó. Những dự án lúc này sẽ được thổi phồng lên rất nhiều, và chỉ cần có một tin tức tích cực nào đó, dòng tiền sẽ đổ vào đó rất nhiều.

Mặc dù vậy, cũng xảy ra trường hợp, hệ sinh thái chưa phát triển đầy đủ các mảnh ghép, các Layer 2 và Layer 3 quá sơ sài nên không thể giữ chân được dòng tiền (smart money).

Cách nhận biết dòng tiền crypto đang ở đâu

Để biết được bao giờ dòng tiền dịch chuyển vào, bạn có thể:

(1) Bạn cần phải hiểu được quy luật vận hành với 4 giai đoạn trên. Khi dòng tiền đổ nhiều vào coin Low caps, hoặc những đồng coin rác bay x10 x100 thì khi đó bạn nên biết rằng tín hiệu của mùa downtrend sắp tới.

(2) Hãy luôn quan sát chỉ số BTC.D và tổng vốn hóa thị trường. Ví dụ BTC.D tăng và vốn hóa tăng => tiền chảy vào BTC. BTC.D giảm và vốn hóa tăng => tiền chảy vào Altcoins. Bạn có thể đọc chi tiết cách phân tích Bitcoin Dominance để biết nên giao dịch Bitcoin hay Altcoin tùy theo từng thời điểm.

  • Nếu Bitcoin Dominance đang trong xu hướng tăng và giá Bitcoin đang trong xu hướng tăng, hãy mua bitcoin.
  • Nếu Bitcoin Dominance đang trong xu hướng tăng và giá Bitcoin đang trong xu hướng giảm, thì hãy bán các altcoin.
  • Nếu Bitcoin Dominance đang trong xu hướng giảm và giá Bitcoin đang trong xu hướng tăng, thì hãy mua các altcoin.
  • Nếu Bitcoin Dominance đang trong xu hướng giảm và giá Bitcoin đang trong xu hướng giảm, thì hãy bán Bitcoin.

(3) Có một thứ không bao giờ biết nói dối -> Dữ liệu On-chain. Nếu chỉ số On-chain cho thấy rằng dòng tiền đang chốt lời từ Altcoin sang BTC hoặc stable coin, thì chính là báo hiệu của cuối chu kỳ tăng trưởng. Đọc thêm: Cách phân tích On-Chain A – Z

(4) Để biết cụ thể dòng tiền đang chảy vào hệ sinh thái nào, hãy tra cứu dữ liệu TVL. Khi dòng tiền đổ vào một hệ sinh thái, TVL của nó sẽ tăng trước đó một khoản thời gian rồi đồng coin nền tảng mới tăng theo (hoặc đôi khi sẽ tăng cùng lúc). Bạn có thể check TVL – total value lock của trên Defillama.

Sự tăng trưởng TVL của hệ sinh thái Avalanche

Như đã nói ở bên trên, khi dòng tiền không tìm thấy được cơ hội đầu tư và sinh lời thì sẽ thoát ra khỏi hệ sinh thái đó. Lúc này, bạn sẽ thấy một số dấu hiệu như:

  • TVL của hệ sinh thái giảm đột ngột.
  • Giá đồng coin nền tảng giảm đột ngột.
  • Các Token của AMM – DEX trong hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng và giảm theo.
  • Các Yeild Farmming bị “cày nát”, lãi suất APY – APR không còn hấp dẫn (từ vài chục ngàn % giảm còn vài chục %).

Để giải thích cho việc này, có 2 nguyên nhân chính:

1 – Do hệ sinh thái chưa hoàn thiện các mảnh ghép, dòng tiền chỉ đi vào để “test” và thoát ra ngay.

2 – Hệ sinh thái đã hết cơ hội sinh lời, cần chờ một đợt tăng giá mới.

TÓM LẠI:

Bài viết trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn các quy luật dòng tiền trong crypro cơ bản nhất, từ vĩ mô đến vi mô. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được cách vận động của smart money và tìm kiếm những cơ hội đầu tư tiềm năng. Lưu ý, quy luật dòng tiền này họa động hiệu quả nhất trong thị trường uptrend – nên hãy chờ đợi đến khi thị trường phục hồi rồi hãy áp dụng nhé. Ngoài ra, đừng quên follow thật sát thị trường, nắm được những xu hướng, công nghệ, trend sắp tới. Hệ sinh thái nào giải quyết được những vấn đề đang gặp phải thì dòng tiền sẽ đổ vào đó. Chúc bạn thành công.


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *