15 hình thức lừa đảo tiền điện tử tinh vi CẦN TRÁNH!!!!

Thảo luận, hỏi đáp, cập nhật tin tức về giao dịch coin, forex, chứng khoán ở đây: Discord Dautu.IO

Tội phạm tiền điện tử đã có một năm phá kỷ lục vào năm 2021, với một báo cáo mới cho thấy những kẻ lừa đảo đã lấy đi 14 tỷ USD tiền điện tử vào năm ngoái.

Con số đó gần gấp đôi so với 7,8 tỷ USD mà những kẻ lừa đảo chiếm đoạt vào năm 2020, theo báo cáo tội phạm tiền điện tử năm 2022 của công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, được công bố vào thứ 5, ngày 6/1.

Với sự bùng nổ quan tâm đến tiền điện tử trong năm qua, không có gì ngạc nhiên khi “những kẻ lừa đảo cấp độ Olympic” đã nhận thấy những cơ hội mới cho hoạt động bất hợp pháp, William E. Quigley, một nhà đầu tư nổi tiếng và đồng sáng lập của chuỗi khối WAX cho biết. Bản chất công nghệ cao của tiền điện tử sẽ tiếp tục thu hút những kẻ lừa đảo tinh vi, Quigley cho biết trong một cuộc thảo luận nhóm do công ty blockchain Light Node Media tổ chức vào tháng trước.

Hãy xem xét một vụ lừa đảo “Trò chơi con mực” gần đây , trong đó các nhà đầu tư cáo buộc token tiền điện tử SQUID mới và trò chơi trực tuyến nhập vai có liên quan thực chất chỉ là một trò lừa đảo phức tạp. Các nhà đầu tư cho rằng các nhà phát triển đã biến mất sau khi đồng tiền này tăng giá chóng mặt và dường như đã thu về hơn 3 triệu USD.

Vào tháng 2/2022, sàn giao dịch tiền điện tử Wormhole đã mất 320 triệu USD sau một cuộc tấn công mạng.

Vậy những hình thức lừa đảo tiền điện tử nào cần tránh để không bị mất tiền thì các bạn hãy xem 15 hình thức lừa đảo tiền điển tử ngay dưới đây.

15 hình thức lừa đảo tiền điện phổ biến cần tránh

Lừa đảo quà tặng tiền điện tử trên mạng xã hội

Các hình thức lừa đảo tiền điện tử

Có rất nhiều bài đăng lừa đảo trên các phương tiện truyền thông xã hội hứa hẹn tặng Bitcoin. Ví dụ khi lướt face bạn sẽ gặp các tài khoản người nổi tiếng giả mạo quảng cáo quà tặng để thu hút mọi người.

Tuy nhiên, khi ai đó nhấp vào quà tặng, họ sẽ được đưa đến một trang web lừa đảo yêu cầu xác minh để nhận Bitcoin. Quá trình xác minh bao gồm thanh toán để chứng minh tài khoản là hợp pháp.

Nạn nhân có thể mất khoản thanh toán này – hoặc tệ hơn, nhấp vào một liên kết độc hại và bị đánh cắp thông tin cá nhân và tiền điện tử của họ.

Yêu cầu thanh toán chỉ bằng tiền điện tử

Nếu ai đó nói rằng họ không thể chấp nhận bất kỳ hình thức tiền tệ nào khác ngoài Bitcoin hoặc Ethereum thì đó có thể là một trò lừa đảo. Bitcoin và các Altcoin khác là một loại tài sản đang phát triển, vì vậy các chuyên gia cho biết các tổ chức đáng tin cậy sẽ không chấp nhận tiền điện tử và thường chỉ chấp nhận các phương tiện thông thường như chuyển khoản ngân hàng, séc, thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ và tiền mặt.

Nói chung, bất kỳ ai yêu cầu bạn thanh toán cho họ bằng Bitcoin có thể đang cố gắng tích trữ nó và tận dụng giá trị tăng vọt của nó. Không giống như các ngân hàng, blockchain thiếu các giao thức thông thường về khách hàng của bạn (KYC). Điều đó có nghĩa là mọi người có thể mở ví mà không cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân hợp lệ. Mặc dù blockchain là công khai và tạo ra các bản ghi truy cập mở, vĩnh viễn, mọi người có thể giao dịch trên blockchain thường ít nhiều ẩn danh – khiến họ dễ dàng lừa lấy tiền và bỏ chạy.

Danh tính ẩn danh hoặc giả mạo

Jonathan Padilla – cựu giám đốc chiến lược blockchain của PayPal, CEO kiêm đồng sáng lập tại Snickerdoodle Labs, một công ty bảo mật dữ liệu blockchain có trụ sở tại California cho biết:

“Với một nền tảng phi tập trung, thực sự không có biện pháp nào để nói ai là diễn viên giỏi và ai là diễn viên xấu,” Padilla giải thích. “Mọi việc đều nhờ vào sự cẩn thận của người mua.”

Sự ẩn danh và chống kiểm duyệt của blockchain là một môi trường lý tưởng để những kẻ lừa đảo hoạt động. Dù là blockchain luôn công khai và không thể thay đổi dữ liệu nhưng việc tiến hành xác minh danh tính lại khó khăn. Vì vậy mà có rất nhiều kẻ giả mạo người nổi tiếng hoặc ẩn đi danh tính thực khiến người dùng bị lừa đảo, nghĩ rằng họ đáng tin tưởng. Mới đây, FBI cảnh báo về các vụ lừa đảo tiền điện tử trên LinkedIn là một ví dụ điển hình.

Hình thức lừa đảo Phishing Scams trong tiền điện tử

Các hình thức lừa đảo tiền điện tử

Loại lừa đảo tiền điện tử này khá phổ biến và đã có từ lâu. Những kẻ xấu sẽ gửi email cố gắng dụ người nhận nhấp vào liên kết và sau đó yêu cầu họ nhập thông tin cá nhân của họ – bao gồm cả thông tin key của ví tiền điện tử và thông tin của người dùng sẽ bị đánh cắp.

Hình thức lừa đảo Romance Scams trong tiền điện tử

Các ứng dụng hẹn hò đầy rẫy những trò gian lận tiền điện tử. Theo FTC, khoảng 20% ​​số tiền bị mất trong các vụ lừa tình từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021 được gửi dưới dạng tiền điện tử. Những trò lừa đảo như thế này liên quan đến các mối quan hệ phức tạp hoặc chỉ là quan hệ tình cảm online, trong đó một bên gây áp lực và thuyết phục bên kia mua hoặc đưa tiền để mua một số loại coin mới mới, cuối cùng tình cảm lẫn tiền đều không cánh mà bye.

Hình thức lừa đảo ICO Scams

Các hình thức lừa đảo tiền điện tử

ICO được biết đến là một đợt cung cấp những coin ban đầu với số lượng có hạn để nhà đầu tư sớm có thể đầu tư vào dự án, nhằm gây quỹ phát triển cho dự án trong tương lai. Tuy nhiên ICO đang là một trong những hình thức gian lận mà nhiều người đã bị lừa tiền. Theo đó có những công ty hoặc cá nhân kêu gọi tham gia ICO vào một coin mới nào đó và cơ hội sau khi coin đó lên sàn có thể tăng tới cả nghìn %. Trên thực tế có rất nhiều dự án ICO thành công nhưng vì các dự án tiền điện tử ICO càng ngày càng nhiều, thật giả lẫn lộn khiến nhà đầu tư khó có thể phân biệt được.

Và rồi số tiền tham gia ICO có thể bị mất trắng nếu vào những dự án chỉ có trên giấy tờ mà không có sự phát triển thực sự.

Hình thức lừa đảo tiền điện tử: Kéo thảm (Rug Pull)

Hình thức lừa đảo kéo thảm trong tiền điện tử xuất phát từ thành ngữ “pulling the rug out”.

Kéo thảm là một hành động lừa đảo trong ngành công nghiệp tiền điện tử, nơi các nhà phát triển tiền điện tử từ bỏ một dự án và chạy trốn với tiền của các nhà đầu tư. Rug pull thường xảy ra trong DeFi, đặc biệt là trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi những kẻ lừa đảo tạo ra một token và niêm yết nó trên DEX, sau đó ghép nối nó với một loại tiền điện tử hàng đầu như Ethereum.

Sau khi một lượng đáng kể các nhà đầu tư không nghi ngờ trao đổi ETH của họ lấy token đó, những kẻ đứng sau sẽ rút mọi thứ khỏi nhóm thanh khoản, khiến giá của đồng tiền này về 0. Những người tạo ra đồng tiền này thậm chí có thể tạo ra một sự cường điệu tạm thời trên Telegram, Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội khác và ban đầu bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào nhóm của họ để nuôi dưỡng lòng tin của nhà đầu tư.

Lừa đảo khai thác trên nền tảng đám mây

Hình thức lừa đảo này có nghĩa như sau, các nền tảng đám mây họ tiếp thị cho nhà đầu tư biết rằng họ có thể đào coin nào đó như BTC chỉ với vốn nhỏ. Thay vì như hiện tại bạn phải đầu tư một dàn máy đào đắt đỏ mới có thể đào coin thì họ sẽ tập hợp những nhà đầu như nhỏ lẻ lại cùng nhau khai thác và chia lãi theo tỷ lệ % đóng góp. Đổi lại, nhà đầu tư sẽ phải bỏ vốn để thuê nền tảng đào coin đám mây của họ, tuy nhiên sau đó thì phần thưởng từ việc đào coin chẳng thấy đâu trong khi vốn bỏ vào cũng không đòi lại được.

Thực tế thì Cloud Mining cũng được nhiều người sử dụng, mang lại hiệu quả tốt nhưng quan trọng là nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để tìm được một nền tảng Cloud Mining uy tín.

Quảng cáo lừa đảo tiền điện tử

Những kẻ lừa đảo để có thể lừa được nhiều tiền điện tử của nhà đầu tư hơn, chúng sẵn sàng bỏ vốn để mua quảng cáo trên google, facebook chẳng hạn. Khi tìm kiếm thông tin gì đó liên quan đến tiền điện tử, bạn có thể bắt gặp một trang web quảng cáo ngay trên đầu và sau đó bạn click vào đó vì tưởng đó là trang uy tín. Sau đó bạn tiến hành thực hiện các giao dịch qua web này và cuối cùng bị kẻ gian lấy mất tiền.

Ví dụ như ví ether dưới đây, trang gốc là myetherwallet.com còn trang giả là myetherwallet.ac.

Các hình thức lừa đảo tiền điện tử

Giả mạo các team support

Trên danh nghĩa là nhóm hỗ trợ của sàn giao dịch hoặc dự án nào đó. Họ sẽ tìm đến những người đang gặp rắc rối (rất nhiều người đăng vào group facebook hay đâu đó vấn đề của mình để tìm sự trợ giúp). Kẻ lừa đảo sẽ nói rằng mình là bộ phận hỗ trợ của dự án đó. Để giúp đỡ bạn giải quyết vấn đề thì họ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tiền gửi hay Private Key để họ giải quyết nhưng thực tế là “giải quyết” luôn số tiền còn trong ví của bạn.

Giả mạo các sàn giao dịch & apps

Có những kẻ đã lừa đảo trắng trợn bằng cách lập ra sàn giao dịch giả hay app giả để lừa nhà đầu tư. Chúng sẽ lấy tên na ná các sàn giao dịch hàng đầu hiện nay như Binance, FTX, Huobi, KuCoin, Bitfinex…chẳng hạn. Sau đó nếu người dùng không để ý mà thực hiện thanh toán trên đó thì tiền cũng sẽ bị mất.

Ponzi (Mô hình kim tự tháp & đa cấp)

Hình thức lừa đảo này có thể gọi là đa cấp mà chúng ta vẫn hay nhắc đến. Tức là kêu gọi người tham gia vào dự án với số tiền nhất định, cam kết rằng họ sẽ nhận được những khoản lợi tức cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm bằng cách lôi kéo thêm người tham gia.

Với hình thức này thì tiền của người vào sau sẽ được trả thành tiền lãi cho người đến trước và đến một thời điểm nào đó mô hình sẽ tan vỡ khiến những người trên đỉnh kim tự tháp là những người gánh rủi ro.

Mô hình Ponzi trong tiền điện tử nổi tiếng nhất phải kể đến là Bitconnect khi đã hoạt động trong 1 năm và lúc bị phát hiện lừa đảo, vốn hóa thị trường của Bitconnect đang là khoảng 2 tỷ USD.

Lừa đảo Pump và Dumps

Có thể tạm dịch hình thức lừa đảo tiền điện tử này là “bơm thổi và bán phá giá”. Khi một nhóm nhà giao dịch, chẳng hạn như những người sáng lập hoặc cộng tác viên của một dự án coin nào đó phát tán thông tin sai lệch hay bớm tiền để tăng giá của một tài sản sau đó bán chúng với giá cao hơn. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư thông thường mất rất nhiều tiền và dễ xảy ra hơn khi người mua không biết nhiều về dự án và bị lung lay bởi các chương trình khuyến mãi trực tuyến.

Giả mạo Pools và lừa đảo OTC

Thông qua Telegram hoặc Discord, những kẻ giả mạo thành nhập một nhóm Pools và giới thiệu các dự án ICO sắp tới. Người tham gia vào Pool sẽ nhận được token chuẩn bị ICO đó nhưng điều kiện là họ phải gửi ETH vào nhóm để được hưởng quyền lợi.

Tuy nhiên khi mọi người gửi tiền vào thì một ngày đẹp trời nào đó, số tiền của bạn sẽ không cánh mà bay.

Việc tham gia vào các Pool cần được xem xét cẩn thận vì những Pool uy tín thường sẽ yêu cầu KYC với những quy định rõ ràng, cụ thể cùng với phí cao hàng tháng.

Với hình thức lừa đảo OTC, bên lừa đảo sẽ đề nghị bạn bán hoặc mua tài sản trực tiếp nhưng điều kiện đó là phải chuyển tiền trước.

Các giao dịch OTC cực kỳ rủi ro vì vậy hãy tiến hành một cách thận trọng và sử dụng bên thứ 3 đáng tin cậy làm tài sản ký quỹ. Hãy cẩn thận vì người trung gian có thể là đồng phạm của người đang cung cấp giao dịch OTC.

Đột nhiên nhận được lượng token giá trị lớn

Đây là hình thức lừa đảo tiền điện tử mới xuất hiện gần đây. Theo đó vào một ngày đẹp trời, ví của bạn tự nhiên nhận được một lượng lớn token nào đó mà không biết ai gửi cho mình.

Số tiền này có thể lên tới hàng chục nghìn USD khiến nhiều người nổi lòng tham, thay vì nghĩ xem ai gửi hay trả lại nó mà họ lại tìm cách bán chúng lên các sàn DEX. Tuy nhiên khi mà bạn thực hiện các lệnh để bán lên sàn DEX cũng chính là lúc số tiền có trong ví của bạn “mất sạch” bởi kẻ lừa đảo đã thiết lập một Smart Contract nào đó để lấy được toàn bộ số tiền của bạn. Vậy là một ngày tưởng chừng đẹp trời thì lại là ngày đen tối của bạn, nên nhớ “trên đời này không có gì là miễn phí cả”.

Cách để tránh bị lừa đảo tiền điện tử

  • Không đầu tư hoặc giao dịch tiền điện tử dựa trên lời khuyên từ người mà bạn quen biết online.

  • Không có miếng bánh nào ngon mà dễ ăn cả, vậy nên tự dưng có món quà từ trên trời rơi xuống bạn cũng đừng vội bóc. Đừng tin các bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo quà tặng tiền điện tử.

  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG chia sẻ “Private Key” của bạn cho bất kỳ ai, hãy giữ chúng ở một nơi an toàn (tốt nhất là ghi vào giấy và để vào nơi an toàn nhất).

  • Không đầu tư vào bất kỳ dự án tiền điện tử mới nào nếu như bạn không hiểu rõ về nó

  • Những dự án quảng cáo là đem lại lợi nhuận khủng với % cao cũng là những dự án có khả năng lừa đảo rất lớn.

  • Cẩn thận với các Quảng cáo về Người nổi tiếng và Người có ảnh hưởng vì có thể họ đang tiếp tay cho những kẻ lừa đảo.

Xem thêm một số thông tin hữu ích liên quan:

  • 5 điều kiện để trở thành triệu phú đầu tư coin
  • Đầu tư coin như thế nào? Hướng dẫn từ A-Z
  • Lựa chọn phương pháp đầu tư coin

Trên đây là 15 hình thức lừa đảo tiền điện tử phổ biến mà các bạn cần phải tránh. Xã hội ngày càng phát triển, hàng chục nghìn dự án tiền điện tử ra đời cũng khiến cho các kẻ xấu nghĩ ra nhiều cách để lừa đảo hơn. Vậy nên mọi người cần hết sức cẩn thận. Chúc các bạn có lựa chọn đầu tư đúng đắn và thành công.


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *